Bốc thuốc làm hương như bốc thuốc cứu ngườ

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021 (Trang 50 - 51)

như bốc thuốc cứu người

Người làm hương luôn dành trọn tâm huyết cho từng nén hương. Cao có mùi thơm đặc biệt mà khơng làng

hương nào trên cả nước có được, mùi hương tự nhiên, thanh mát, phảng phất và lâu tan, mang lại cho con người cảm giác thư thái, thoải mái. Ơng Mai Đình Vu là chủ một cơ sở làm hương cung cấp cho các gia đình bán bn ở phố Đồng Xuân và Hàng Khoai, thành phố Hà Nội. Ơng tự hào nói: “Hương xạ thơn Cao có mùi thơm đặc biệt chính là nhờ vào bí quyết gia truyền. Đều là 36 vị thuốc bắc nhưng mỗi gia đình lại có cách gia giảm khác nhau. Bốc thuốc làm hương cũng như bốc thuốc trị bệnh cứu người”. Cũng chính vì thế mà đơn thuốc khơng được phép truyền cho người ngồi dịng họ. Trong gia đình, con gái và con rể khơng được truyền, chỉ truyền cho con trai và con dâu. Mà con dâu ít nhất cũng phải ở tuổi 50 trở lên mới được cầm đơn, bốc vị.

Các vị thảo dược sau khi được lựa

chọn kỹ càng, cân đong để bảo đảm mùi vị cân bằng, sẽ được xay thành bột mịn, rây kỹ rồi trộn với dây keo (hay còn được gọi là đời bời) để làm chất kết dính. Tăm hương được làm từ những cây nứa bánh tẻ để bảo đảm độ dẻo dai, tạo độ uốn cho tàn hương. Chiều dài của mỗi tăm hương từ 35cm đến 40cm. Tăm hương được chẻ nhỏ, ngâm, phơi rồi được nhuộm màu đỏ ở chân để tăng vẻ đẹp của nén hương, đồng thời đánh dấu phần bột hương được sử dụng trên nén hương.

Cực nhọc nhất là công việc se hương. Người thợ một tay cầm chiếc tăm hương nhúng vào xô nước sạch, đưa lên bàn lăn; tay kia cầm chiếc bay gỗ lấy một ít bột hương vê vào tăm hương, lăn qua lăn lại chừng mười lăm giây là xong. Làm hương thủ cơng địi hỏi đơi bàn tay khéo léo và tinh tế. Người thợ khi dùng bay gỗ xoa trên mặt bàn để se hương phải tính đúng độ dốc để cho nén hương rơi đều trên mẹt. Bằng cảm giác của đôi tay, họ phải se được những nén hương tròn và đều. Một người thợ lành nghề một ngày có thể se từ 7.000 đến 8.000 nén hương. Phơi và đảo hương là công việc tốn nhiều cơng sức và phụ thuộc hồn tồn vào thời tiết. Bởi khơng thể sấy hương bằng lửa vì như thế sẽ bị mất mùi, giảm chất lượng. Thế nên từ tờ mờ sáng, người dân trong làng đã bắt tay vào việc để khi mặt trời lên là có hương mang ra phơi cho kịp nắng. Mùa hè, trời nắng to, chỉ cần

làNg Nghề việt: các làNg Nghề làm hươNg

phơi từ sáng đến chiều sẽ được hương, hương màu sắc vừa đẹp mà giữ nguyên mùi thơm. Còn vào những ngày trời nồm khiến hương ẩm mốc, người ta phải mất bốn ngày mới phơi được một mẻ.

Hương thơn Cao có 3 loại chính là hương vịng, hương nén và hương sào. Ngồi ra cịn có hương quế, hương trám, hương đậu tàn, trầm nén… Trong các loại hương thì làm hương vịng vất vả nhất. Vì hương vịng phơi kéo dài ba đến bốn ngày là hỏng nên người thợ thường bắt đầu làm từ hai giờ hoặc ba giờ sáng để kịp buổi sáng đón nắng phơi hương. Cũng vì đặc thù ấy nên phân cơng lao động trong nghề làm hương rất rõ ràng: nam giới làm bột, kéo hương vòng; nữ giới làm hương nén, phân loại và đóng gói sản phẩm. Mỗi mẻ hương, trước khi

đóng gói thành phẩm, người thợ đều cẩn thận đốt thử để kiểm tra chất lượng xem có cháy đều, cháy hết khơng, hương thơm ra sao, làn khói tỏa như thế nào, tàn ra sao. Nếu đốt mười nén hương mà tám nén cho mùi giống nhau là thành công.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)