Theo dấu những mùi hương

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021 (Trang 46)

Khơng ai biết chính xác nghề làm hương đen ở Chóa Bến có tự bao giờ, nhưng cách đây khoảng 10 - 15 năm, gần như nhà nào ở đây cũng làm hương. Dù làm hương rải rác quanh năm, nhưng “chính vụ” vẫn là khoảng 3 tháng cuối năm, để chuẩn bị cho các dịp lễ, tết cổ truyền.

Làm hương đen tuy khơng địi hỏi q nhiều sức lực, nhưng lại khá cầu kỳ, nhiều công đoạn, lại cần có khơng gian để phơi khơ ngun liệu và thành phẩm. Để tạo ra mùi thơm cho nén hương, người ta có thể sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác nhau, miễn là đảm bảo độ bắt cháy và độ kết dính của bột hương. Thậm chí mỗi gia đình làm nghề cũng có thể có bí quyết tạo mùi thơm riêng cho sản phẩm của mình, chiều lịng “thượng đế”. Ở Chố Bến, ngun liệu chính để sản xuất ra hương đen bao gồm nhựa trám, than hoa, hoa hồi.

Ông Nguyễn Hữu Tư (đội 6) cho biết, người làng đặt mua nhựa trám, than hoa ở các tỉnh trung du, miền núi phía bắc như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn… Tre nứa để làm tăm hương thì nhiều nơi có, nhưng khi mua về phải đem ngâm dưới ao từ hai đến ba tháng rồi mới chẻ, chuốt thành nhiều kích cỡ khác nhau, đem nhuộm màu hoặc để mộc, tuỳ loại. Nhựa trám tốt kén loại màu vàng, than hoa

cũng phải chọn loại không bị lẫn tạp chất. Đem nhựa trám đun sôi rồi cho than hoa đã nghiền nhỏ vào; sau đó, bỏ hỗn hợp này vào máy nghiền, trộn kỹ để hỗn hợp trở nên dẻo mềm, gọi là “nến”, sau đó kéo thành miếng mỏng dài, cắt nhỏ để se vào từng que hương. Nếu không tự trộn bột hương (đây là khâu mà người thợ giàu kinh nghiệm mới làm được) mà mua “nến” làm sẵn, các hộ sản xuất sẽ phải đem hấp cách thủy cho khối nguyên liệu mềm lại mới se được. Hương đen Chóa Bến có đến 5 loại: cỡ lớn nhất dài tới 1,2m (hương sào); loại nhỏ nhất (hương tí) dài 30cm. Loại đắt nhất giá từ 250.000 - 300.000 đồng/100 que, thời gian cháy hết một que hương lên tới 12 tiếng. Chính vì thế mà nếu có một danh sách “danh hương xứ Bắc”, có lẽ hương đen làng Chố phải ở trong tốp đầu. Lần đầu tiên tôi biết đến hương đen là qua câu chuyện của những người dân Lỗ Khê (Đông Anh, Hà Nội). Người Lỗ Khê kể rằng, những anh em kết chạ (kết nghĩa anh em) bên Bắc Ninh mỗi lần về thăm Lỗ Khê luôn mang theo hương đen - đặc sản nổi tiếng của làng Chóa - để trang trọng làm lễ dâng hương ở đình làng.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)