Nội dung bài học.(14’)

Một phần của tài liệu Giáo dục công dân 6 (Trang 38)

I. Mục tiêu bài dạy Giúp học sinh

2. Nội dung bài học.(14’)

a) Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của XH, thể hiện đạo đức truyền thống đạo đức của dân tộc.

b) Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.

c) Biểu hiện: Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy điịnh chung của XH trong quan hệ con người với con người, thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.

d) Lịch sự tế nhị trong giao tiếp ứng xử thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người.

- HS đọc yêu cầu bài tập a (T-22)

3. Bài tập.(10’)

- GV: Treo bảng phụ. * Bài tập a ( T-22)

- Gọi học sinh lên bảng điền .

H? Đánh dấu (X ) vào biểu hiện lịch sự, tế nhị?

Biểu hiện lịch sự Biểu hiện tế nhị - Nói nhẹ nhàng. - Nói dí dỏm - Thái độ cục cằn - Cử chỉ sỗ sàng. -Ăn nói thô tục. - Biết lắng nghe. - Biết cảm ơn, xin lỗi. - Nói trống không

- Nói quá to.

- Quát mắng người khác - Biết nhường nhịn.

* Bài tập b(T-22) H? HS đọc yêu cầu bài tập b (T-22)

H? Em hãy nêu một ví dụ về cách cư xử tế nhị, lịch sự?

VD: Cách cư xử lịch sự, tế nhị mà em biết:

Bạn An đang đi từ lớp 6A xuống đến giữa cầu thang thì gặp Liên chậy xồng xộc từ dưới lên đâm sầm vào An, làm An suýt ngã. Ngay lúc đó Liên đã nhận ra lỗi của mình, Liên liền xin lỗi An.An thông cảm cho tớ, tớ vô ý quá! Xin lỗi bạn nhé.

* Bài tập d (T-22)

H? Em hãy phân tích những hành vi cử chỉ của Tuấn và Quang trong tình huống trên?

- Quang: Lịch sự, tế nhị, ý thức cao ở nơi công cộng. - Tuấn: ý thức kém, thiếu lịch sự, tế nhị.

III. Hướng dẫn HS học và làm bài tập (3’)

- GV đưa câu hỏi:

1. Trước đây em đã bao giờ tỏ ra thiếu lịch sự, tế nhị không ? Hãy kể lại? 2. Em đã làm gì để trở thành người lịch sự, tế nhị?

- Làm bài tập c T-22.

- Chuẩn bị bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt

Soạn ngày Giảng:6A

6D 6B

6E 6C

Tiết 12 -13 Bài 10

Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh

- Hiểu những biểu hiện tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội, hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

- Biết tự giác, chủ động, tích cực trong học tập, trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội , quan tâm lo lắng đến công việc của tập thể lớp của nhà trường và công việc chung của xã hội.

- Giáo dục HS ý thức lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động của tập thể lớp, của đội và những hoạt động xã hội khác.

II. Chuẩn bị.

- Thầy: Nghiên cứu SGK-SGV-Soạn giáo án.

+ Sách tham khảo viết về người tốt, việc tốt, tư liệu về lịch sử của nhà trường, tấm gương về các thầy, cô giáovà HS cũ của trường đã có nhiều thành tích tham gia các hoạt động xã hội

- Trò: Học bài cũ - đọc và suy nghĩ trước bài mới. B. Phần thể hiện khi lên lớp:

* ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số:6A

6D 6B

6E 6C

- Lớp phó học tập báo cáo sự chuẩn bị bài của các bạn. I. Kiểm tra bài cũ.(5’)

* Câu hỏi: Em hiểu thế nào là lịch sự, tế nhị? Em sẽ làm gì để luôn thể hiện là người lịch sự, tế nhị?

* Yêu cầu:

- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của XH, thể hiện đạo đức truyền thống đạo đức của dân tộc.(3đ)

- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.(4đ)

- Để luôn là người lịch sự, tế nhị em phải: (3đ) + Biết lắng nghe, nhường nhịn và biết ơn, xin lỗi. + Nói năng nhẹ nhàng, dí dỏm.

II. Dạy bài mới.

(1’) Trong cuộc sống hàng ngày hay đọc báo thiếu niên tiền phong chúng ta đã biết nhiều tấm gương học giỏi, chăm ngoan tham gia các hoạt động của tập thể một cách tích cực, tự giác. Để hiểu được điều đó có ý nghĩa gì. Bài học hôm nay sẽ giúp cô trò ta hiểu được điều đó.

(GV ghi tên bài dạy)

- Gọi HS đọc truyện “Điều ước của Trương Quế Chi” (T- 23- 24)

-GV: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm(4 nhóm), mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi.

- Phát phiếu học tập cho HS - HS thảo luận(5’)- ghi ra giấy .Cử đại diện trình bày .

- Các nhóm bổ xung. - GV nhận xét bổ xung.

* Nhóm1: Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế

Chi tích cực , tự giác tham gia hoạt động tập thể và tham gia hoạt động xã hội?

- VD: Trương Quế Chi gương mẫu trong hoạt động tập thể và tham gia các hoạt động XH. Tích cực tham gia các hoạt động của đội, các hoạt động của tập thể và các hoạt động của cộng đồng dân cư...

* Nhóm 2: Những chi tiết nào chứng minh Trương

Quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ cha mẹ, bạn bè xung quanh?

- Giúp đỡ mọi người khi cần thiết. Trong gia đình Quế Chi còn là một cô gái đảm đang, hàng ngày đưa đón em đi học mẫu giáo, giúp đỡ cha mẹ trong công việc nội trợ.

* Nhóm 3: Những chi tiết nào thể hiện tính tích cực,

tự giác, tính sáng tạo của Trương Quế Chi?

- Sáng lập ra nhóm “Những người nói tiếng Pháp của trường... Câu lạc bộ hài hước”.

* Nhóm 4: Động cơ nào giúp Trương Quế Chi hành

động tích cực tự giác?

- Trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ...

GV: Ước mơ trở thành con ngoan, trò giỏi là mục

1. Truyện đọc.(20)

“Điều ước của trương Quế Chi”

tiêu, nhiệm vụ cụ thể của học sinh ; là sự thể hiện đạo đức, nhân cách, xác định đúng trách nhiệm XH của học trò.

KH? Qua câu chuyện em thấy Trương Quế Chi suy

nghĩ và ước mơ những gì?

GV: Ước mơ trở thành con ngoan, trò giỏi là mục

tiêu,

nhiệm vụ cụ thể của học sinh ; là sự thể hiện đạo đức, nhân cách, xác định đúng trách nhiệm XH của học trò.

TB? Bạn Trương Quế Chi đã làm thế nào để thực

hiện ước mơ đó? Em học tập được gì ở bạn?

GV: Như vậy, giữa mục tiêu trước mắt và lý tưởng

sống lâu dài đã được Quế Chi định hướng thống nhất và có mối quan hệ với nhau chi phối việc tích cực , tự giác trong việc lựa chọn nội dung học tập và hoạt động.

TB? Từ câu chuyện trên em hiểu thế nào là tích cực,

tự giác?

TB? Em có ước mơ gì về nghề nghiệp tương lai?

- HS trả lời -GV nhận xét.

KH? Từ tấm gương của Trương Quế Chi, em sẽ xây

dựng kế hoạch như thế nào để thực hiện được ước mơ của mình?

- HS tự do trả lời.

TB? Theo em để trở thành người tích cực, tự giác

chúng ta phải làm gì?

* Bài tập a (tr-24-25)

- HS đọc yêu cầu bài tập a T-24

H.Đánh dấu (X) vào ô trốngtương ứng các biểu hiện

tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội:

- GV treo bảng phụ- HS lên bảng điền GV nhận xét cho điểm.

- Tích cực tham gia dọn vệ sinh nơi công cộng.

- Trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ.

- Ước mơ trở thành nhà báo. Thể hiện: Quế Chi sớm xác định lí tưởng nghề nghiệp cho cuộc đời mình.

Một phần của tài liệu Giáo dục công dân 6 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w