Tôi đã ăn bánh că nở nhiều nơi, từ Phan Thiết

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 67 - Tháng 08.2021 (Trang 48)

nhiều nơi, từ Phan Thiết (Bình Thuận) đến Phan rang (Ninh Thuận), lên Đà Lạt, xuống Khánh hòa, Phú yên. Nếu coi bánh căn có nguồn gốc từ người Chăm ở Ninh Thuận – nơi nổi tiếng với nghề làm gốm không nung và là nơi sản xuất gần như duy nhất khuôn bánh căn bằng đất theo kỹ thuật làm gốm này trong cả nước - thì xem ra loại bánh này, khi theo lưu dân Ninh Thuận rong ruổi khắp nơi đã không vượt qua đèo Cù Mông (ở hướng Bắc) mà dừng lại ở Phú yên và ở hướng Nam, dừng chân tại Phan Thiết. Theo hướng Tây thì từ Phan rang, bánh căn vượt qua đèo Ngoạn Mục rồi dừng lại chủ yếu ở Đà Lạt.

ĐÀo ThỊ ThaNh TuyỀN Bánh căn là một dạng bánh bột gạo nướng. Ở Nha Trang ngày trước, nhà nào cũng có một lị bánh căn. Nhà đơng con thì mua lị lớn 10 - 15 khn, nhà ít con mua lị nhỏ cỡ 6 khn. Gia đình nào chịu khó chế biến nữa thì mua loại lị vừa bánh căn, vừa bánh xèo (5 khuôn bánh căn, 3 - 4 khuôn bánh xèo). Ngày nghỉ, mẹ ngâm gạo để qua đêm rồi xay thành bột lỏng. Lũ con thì lăng xăng đứa lột tỏi, đứa đâm ớt, đứa quạt than… Khuôn bánh căn được đem ra và cả nhà được một bữa no căng bụng. Thời khó khăn, bánh căn là món rẻ tiền mà no nê. Con cái có bạn đến nhà chơi, lị bánh căn được bày ra. Chủ khách vòng tròn quanh mẹt tre đựng bánh mới lấy ra, chuyện trị rơm rả.

Mẫu số chung quyết định tính ngon, vị nhớ của món bánh căn các vùng miền, đầu tiên là nước mắm. Tùy theo bí quyết và khẩu vị riêng của mỗi địa phương, mỗi gia đình mà nước mắm có vị riêng. Có nơi pha nước mắm tỏi ớt vị chua nhẹ, có nơi thay chanh bằng thơm, nơi lại làm cà chua. Ngoài nước mắm, nhiều nơi ăn

bánh căn cùng mắm nêm, nước xíu mại hoặc nước cá (kho lạt hoặc nấu ngót).

Cao ngun khơng lợi thế về hải sản nên bánh căn Đà Lạt đơn giản đổ với trứng hoặc thịt bò. Bù lại, tiết trời lành lạnh sẽ khiến khách ăn nhớ mãi không gian ấm sực mùi bột nướng và miếng bánh nóng hổi, béo bùi vị trứng giòn tan trong miệng. Xuống đến vùng biển Ninh Thuận, bánh căn đổi thành nhân tôm, mực. Vị nước mắm cũng khơng cịn ngọt đậm như ở cao nguyên mà nhạt hơn, chua hơn và cái bánh căn, khi ăn, phải chấm ngập trong nước mắm mỡ hành mới thiệt đã!

Nói tới món ăn là đụng tới hồn quê nên người quê nào thì bảo vệ tới cùng cái ngon của món ăn q mình. Người Phan Rang cho bánh căn xứ mình là ngon nhất; và tôi, dân Nha Trang, cũng không ngoại lệ. Để bánh ngon, người Nha Trang thường dùng gạo cũ và thường trộn thêm cơm nguội vào bột khi xay cho bánh được giòn vỏ mà vẫn mềm trong ruột. Ở Khánh Hòa, nếu ở các

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 67 - Tháng 08.2021 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)