Ăn theo ngũ hành

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 67 - Tháng 08.2021 (Trang 62 - 63)

Người Việt ít dùng các loại gia vị khơ hay đã qua chế biến mà thường dùng thực vật tươi để làm gia vị như gừng, nghệ, hành, tỏi, sả, các loại rau thơm. Nguyên tắc cơ bản là “cân bằng âm dương, điều hòa hàn nhiệt” và theo quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc. Theo nguyên tắc này, dân gian quy định ngũ hành tương ứng với ngũ tạng và ngũ vị. Theo đó mà kết hợp các loại thực phẩm và sử dụng gia vị phù hợp, đảm bảo hài hịa, cân bằng và hóa giải những chất không tốt cho cơ thể. Theo Đông y, người Việt quy định sự tương ứng giữa ngũ tạng và ngũ vị với ngũ hành như sau:

* Hành Mộc - tạng Can (gan) - vị chua * Hành Kim - tạng Phế (phổi) - vị cay * Hành Thủy - tạng thận - vị mặn * Hành Thổ - tạng Tỳ (dạ dày) - vị ngọt * Hành Hỏa - tạng Tâm (tim) - vị đắng

Dân gian thường áp dụng quy luật tương sinh, tương khắc của ngũ hành mà ăn và chữa bệnh, chẳng hạn như: vị mặn tốt cho thận (hành Thủy) nhưng mặn quá sẽ hại cho tim và ruột non (hành Hỏa); vị đắng tốt cho tim (hành Hỏa) nhưng đắng quá thì hại cho phổi và ruột già (hành Kim); vị cay tốt cho phổi (hành Kim) nhưng quá cay thì hại cho gan (hành Mộc)…

62 Tạp chí số 67 (tháng 08/2021)

Phố đông y trên đường Lương Nhữ Học, Quận 5.

Người Hoa tỉ mỉ và cẩn trọng trong việc làm thuốc, từ cách chọn nguyên liệu đến việc chế biến, bảo quản nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất. Trước mỗi tiệm thuốc, chủ tiệm thường trưng bày rất nhiều bao dược liệu đã chế biến và được phân loại kỹ lưỡng để khách hàng có thể trực tiếp xem, ngửi và cảm nhận về chất lượng. Bên trong, dọc theo các bức tường của tiệm là những tủ thuốc lớn có rất nhiều hộc, mỗi hộc chứa từng loại thuốc riêng biệt, được ghi tên rõ ràng. Vào một tiệm thuốc Bắc của người Hoa Chợ Lớn, từ việc bày trí đến mùi hương dược liệu lẫn phong thái, trang phục, ngôn ngữ của người bán đều khơng khác gì một tiệm thuốc Bắc ở Trung Quốc từ thời xa xưa. Thế kỷ 21 với máy tính hiện đại, cân điện tử ở khắp nơi nhưng ở đây, khách vẫn nhìn thấy người bán sử dụng những chiếc cân dĩa (một loại cân thăng bằng với 2 dĩa 2 bên, một bên dùng đặt vật muốn cân, một bên đặt các quả cân để so sánh trọng lượng), bàn tính gỗ hoặc các siêu sắc thuốc màu da lươn đã đen qnh lại theo thời gian vì nhựa thuốc…

Khơng chỉ tập trung nhiều ở quận 5, các quận khác của vùng Chợ Lớn cũ như quận 6, quận 11 đều có các tiệm thuốc Bắc. Một đặc điểm nữa của các cửa hàng thuốc Đông y người Hoa là tiệm thuốc thường gắn với phịng khám Đơng y có lương y chẩn mạch, bốc thuốc. Có thể kể đến những cái tên nổi tiếng được người dân tin tưởng như nhà thuốc Tâm Đức (đường Trần Hưng Đạo); nhà thuốc Vạn Đức Đường (đường Triệu Quang Phục); nhà thuốc Gia Hưng (đường Phù Đổng Thiên Vương); phòng khám Trần Xương

Long (đường Đỗ Ngọc Thạnh)… Mỗi phịng khám bốc thuốc, trị bệnh đều có bảng giá và ln có cách để cam kết về uy tín. Họ có thể hồn tiền nếu phương pháp chữa bệnh khơng có tác dụng, hoặc nếu thuốc không ưng ý cũng có thể đổi trả…

Khơng chỉ là nơi mua bán, trao đổi dược liệu, ngày nay, khu phố thuốc Đông y của người Hoa ở khu vực Chợ Lớn đã trở thành một trong những địa điểm tham quan, khám phá của nhiều du khách khi đến TP.HCM.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 67 - Tháng 08.2021 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)