“Một thời nền Đông y không được trọng dụng đã khiến cho nhiều tài liệu q, nhiều bài thuốc gia truyền của các dịng họ danh y cũng rơi vào quên lãng và mất mát dần. Ở Huế, những dòng họ danh y, ngự y phần lớn khơng có người kế nghiệp”. Lương y Thích Tuệ Tâm, Phó Chủ tịch Hội Đơng Y tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Ứng dụng YHCT Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa cho biết. Theo vị lương y nổi tiếng, đồng thời cũng là một nhà sư đã theo nghề đông y gần 50 năm này, may mắn được học nghề ở nhiều vị vốn là ngự y, danh y cuối cùng của nhà Nguyễn, thì việc truyền nghề của những bậc danh y này cũng rất đặc biệt. Họ chọn người “truyền thừa” rất kỹ. Nếu không gặp ai đủ đức, đủ tâm, đủ tầm, thì dù là con cháu trong nhà, họ cũng bỏ qua. Và lặng lẽ đem theo bí kíp của mình về nơi chín suối. “Nhất thế vi y tam thế bần. Người xưa quan niệm, một người làm nghề y mà khơng chân chính thì ba đời sẽ bần hàn, khơng ngóc đầu lên được. Nên họ nhất định không truyền nghề cho người không xứng đáng”, sư Tuệ Tâm khẳng đình.
Sự “thống trị” của nền Y học hiện đại hay còn gọi là Tây y cũng khiến những thế hệ về sau không mặn mà với nghề Đơng y gia truyền. Các dịng họ ngự y
nổi tiếng của Huế hiện có khá nhiều con cháu theo Tây y, nhưng nghề gia truyền lại mai một thực sự. Một số dòng họ khác nếu có người nối nghề cũng rất hiếm hoi.
Mặc dù vậy, nghề Đông y trong những năm gần đây cũng có nhiều khởi sắc ở Huế. Thế hệ học trò của những danh y quá cố đang nỗ lực giữ nghề và góp phần đào tạo những thế hệ tiếp theo cho nền Y học cổ truyền vùng đất cố đơ. Đó là những lương y giỏi như sư thầy Thích Tuệ Tâm, lương y Lê Hữu Mạch, lương y Lê Quý Ngưu, lương y Ngơ Q Thích... Hội Đơng y tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng tập hợp được nhiều những lương y giỏi. Cùng với các nhà nghiên cứu ở Huế, họ đã và đang nỗ lực sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật từ những tư liệu chữ Hán hiếm hoi để lưu lại những bài thuốc quý cho hậu thế. Đặc biệt là những bài thuốc của các Ngự y triều Nguyễn xưa từ hệ thống châu bản của Thái Y viện triều Nguyễn. Hội cũng đang có kế hoạch ứng dụng các bài thuốc này trong công tác khám chữa bệnh của ngành Đông y địa phương. Một số bài thuốc gia truyền được chia sẻ giữa các lương y được truyền nghề. Nhiều gia đình khơng có người kế nghiệp nghề Y nhưng may mắn giữ được tư liệu quý cũng sẵn sàng cung cấp cho Hội.
Tại trường Đại học Y Dược Huế, ngành Y học cổ truyền cũng đã được thành lập hơn 10 năm qua, đã tuyển chọn và đào tạo được nhiều thế hệ sinh viên yêu mến ngành y học cổ truyền của dân tộc. Những bạn trẻ này còn may mắn được đến thực tập, học nghề tại các cơ sở khám chữa bệnh đông y của các thầy thuốc, lương y giỏi tại địa phương. Các lương y cịn mở các lớp đào tạo nghề miễn phí cho sinh viên ngành Y học cổ truyền của trường Đại học Y Dược Huế, và những bạn trẻ muốn học nghề gia truyền để lập nghiệp.
Với những nỗ lực tích cực, ngành Đơng y Huế đang phục hồi và phát triển. thành phố Huế) vẫn còn lưu giữ bức
chân dung của danh y Lê Quang Quận, thuộc đời thứ 9 của dòng họ, đã được vua Minh Mạng ban chức Y chánh Thái Y viện vào năm 1820. Một vị ngự y nổi danh khác của dịng họ Lê Quang có tên là Lê Quang Việp. Tương truyền thời vua Quang Trung, ông đã được vời vào làm việc ở Thái Y viện. Năm 1797, ơng được gia phong Bảo Hịa đại phu, tước Thế Đức Bá. Đầu thời vua Gia Long, nhờ y thuật cao siêu, ông vẫn được trọng dụng và bổ làm Y phó Thái Y viện triều Nguyễn.
Nhiều nhà thờ họ của các bậc danh y, ngự y một thời hiện vẫn còn giữ nhiều tài liệu liên quan đến tiền nhân như các sắc phong của vua Nguyễn, các bài thuốc ngự dụng quí giá và cả những bài thuốc dân gian rất hiệu nghiệm.
Lương y Lê Hữu Mạch và những học trị của ơng.
60 Tạp chí số 67 (tháng 08/2021)