Làng dược liệu Nghĩa Trai (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) đã hơn 1.000 năm tuổi. Theo thần tích của làng, vào khoảng năm 1572, có 3 vị tướng sau khi giúp vua Lý đánh thắng giặc Chiêm Thành đã về Nghĩa Trai giúp dân khai hoang, trồng cây thuốc và hành nghề y. Dân làng đã lập đền thờ, tôn các ông làm Thành hoàng và thờ phụng đến nay.
Đến nay, trồng thuốc đã trở thành nghề truyền thống của làng Nghĩa Trai, người dân vẫn còn lưu giữ và truyền nhau nhiều bài thuốc dân gian và xem đó là tri thức quý báu của mỗi gia đình. Phần lớn dân làng Nghĩa Trai sống bằng nghề trồng dược liệu, đặc
trưng nhất là trồng hoa cúc chi. Xưa kia, loại hoa này rất quý, được dâng lên nhà vua nên cịn gọi là cúc tiến vua. Ngồi ra, những vườn thuốc của Nghĩa Trai cịn có hoắc hương, cổ sâm, mần trầu, tía tơ, kinh giới, cốt khí... Đây đều là những loại Nam dược quý.
Xã Gia Sinh thuộc huyện Gia Viễn (Ninh Bình) nằm trong quần thể du lịch Tràng An. Từ xưa, vùng đồi núi Gia Sinh đã gắn liền cái tên làng Sinh Dược.
Tương truyền, ông Nguyễn Chí Thành hiệu là Khổng Minh Khơng đã dùng dược liệu từ vùng Gia Sinh để chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông và bào chế thêm nhiều loại thuốc quý, nên làng có tên là Sinh Dược - nơi ra đời của nhiều loại thuốc. Đến nay, rừng núi Sinh Dược vẫn cịn nhiều loại dược liệu như bình vơi, ngành ngạnh, hồi sơn, mặt quỷ, bịn bọt, hà thủ ô, hy thiên thảo, chè vằng, thiên niên kiện, bố chính sâm...
Năm 2014, HTX Sinh Dược được thành lập với mục đích phát triển nghề trồng dược liệu truyền thống và bảo vệ nguồn
Ở vùng đất đầy nắng gió như Ninh Thuận, tuy thiên nhiên khắc nghiệt nhưng cũng đã ưu ái cho vùng Cà Dú, Bắc Ái, An Nhơn, An Phước… những loài thuốc quý. Không ai nhớ được vùng thuốc Nam của người Chăm này ra đời từ khi nào, chỉ biết danh hai làng thuốc nổi tiếng ở xã Xuân Hải (huyện Ninh Hải) là An Nhơn và Phước Nhơn đã làm thuốc, trị bệnh cho người dân từ bao đời nay.
Làng nghề thuốc Nam của người Chăm có từ sớm và chịu ảnh hướng của Y dược cổ truyền Đông Ấn - Ayurveda và một phần giao lưu với Y học cổ truyền Trung Quốc. Họ lưu giữ được nhiều bài thuốc quý. Theo Hội Đông y tỉnh Ninh
Thuận, đến năm 2021, người Chăm Ninh Hải đã sử dụng khoảng gần 300 loài cây thuốc thuộc hơn 90 họ thực vật để bào chế ra trên 600 bài thuốc quý.
Để phát triển nguồn dược liệu quý ở Ninh Hải, năm 2010, Hội Đông y tỉnh Ninh Thuận đã hỗ trợ kết nối với Quỹ Mơi trường tồn cầu triển khai Dự án “Xây dựng mơ hình trình diễn, bảo tồn nghề thuốc Nam truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận”. Hiện nay, nghề thuốc ở Ninh Hải khơng cịn co cụm ở mỗi làng xã mà đã mở rộng học hỏi kinh nghiệm từ nhiều tỉnh thành và nhãn hiệu Dược liệu Xuân Hải, Dược liệu người Chăm cũng đã đến được thị trường trong nước.
CHuyêN Đề: LàNg NgHề THuốC NaM