Tỷ giá ảnh hưởng lên cán cân thanh toán

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 26 - 28)

- Cán cân thanh toán cân bằng nghĩa là lượng cung bằng lượng cầu ngoại tệ phát sinh như thế tỷ giá ổn định nhưng thực tế cán cân một nước rất hiếm khi ở trạng thá

2.3.3.2. Tỷ giá ảnh hưởng lên cán cân thanh toán

Trong cán cân thanh toán, tỷ giá tác động trực tiếp đến cán cân thương mại và dịch vụ, không ảnh hưởng lên cán cân thu nhập và chuyển giao một chiều.

Cán cân thương mại khá nhạy cảm với tỷ giá khi tỷ giá có sự thay đổi. Ở (1) tỷ giá giảm xuống, chính điều đó làm kích thích tăng nhập khẩu khi mà giá hàng hóa ngồi

nước rẻ hơn tương đối so với hàng trong nước, cán cân lại thăng bằng. Ở (2), tỷ giá tăng lên kích thích xuất khẩu vì hàng trong nước rẻ hơn tương đối so với hàng nước ngoài, làm giảm dần chênh lệch xuất nhập khẩu, cán cân có xu hướng cân bằng. Có thể nói tỷ giá có tác động cân bằng lên cán cân tuy nhiên điều này chỉ có ý nghĩa khi xuất khẩu, nhập khẩu co giãn vì khi tỷ giá thay đổi nhu cầu hàng hóa thay đổi mà doanh nghiệp cần có thời gian điều chỉnh việc sản xuất cho dù cầu hàng trong nước của nội địa hay ngoại địa tăng hay giảm. Nói chung trong dài hạn sẽ có sự thay đổi lên cán cân từ sự thay đổi tỷ giá. Một quốc gia muốn cán cân thặng dư, nâng cao khả năng cạnh tranh có thể phá giá đồng nội tệ, điển hình như Trung Quốc.

Để cải thiện tình hình xuất khẩu, sau nhiều lần phá giá không thành công, năm 1994 Trung Quốc quyết định phá giá mạnh đồng NDT với biên độ phá giá lên tới 50%, từ mức 5,75 NDT/USD năm 1993 lên 8,7 NDT/USD cùng với việc thành lập thị trường ngoại hối liên ngân hàng. Động thái này đã có kết quả tức thì khi cán cân thâm hụt chuyển sang thặng dư, giữ vững cho đến khi gia nhập WTO 2001. Biết rằng trước đó cán cân thương mại của nước này luôn liên tục thâm hụt trong 11 năm 1978 – 1993.

Đồ thị 2.4. Cán cân thương mại của Trung Quốc (1990-2000)

Nguồn: china statistical year book Đồ thị 2.5. Vốn FDI ở Trung Quốc qua các năm từ 1987 – 1998

Nguồn: china statistical year book Có thể nhận thấy một sự thay đổi thuận chiều giữa việc giảm giá đồng NDT với sự tăng trưởng mạnh của dòng vốn FDI chảy vào Trung Quốc. Trung Quốc hấp dẫn FDI bởi một thị trường tiêu thụ khổng lồ có sức tăng trưởng cao. Những năm 1980 và 1990 họ đổ xơ vào đây vì một thị trường bán hàng to lớn 1,3 tỷ dân, chi phí thấp và cạnh tranh cao, nghĩa là muốn bán được hàng phải sản xuất tại đây. Và một nguyên nhân của thành tích này là bên cạnh những nỗ lực khác chính phủ nước này duy trì sự mất giá của đồng nội tệ, tỷ giá cao và Trung quốc trở thành nước thu hút nhiều FDI nhất trên thế giới khi bước sang thế kỉ XXI.

Tỷ giá hầu như không ảnh hưởng lên cán cân vốn, nghĩa là khi tỷ giá thay đổi cán cân vốn hầu như khơng thay đổi, nó bị chi phối nhiều nhất là yếu tố lãi suất.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 26 - 28)