Thị trường chợ đen (hay thị trường tự do)

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 96 - 98)

- Căn cứ vào tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc phát hành, sử dụng thẻ phù hợp với mục tiêu quản lý ngoại hối.

5.7.1.3. Thị trường chợ đen (hay thị trường tự do)

Thực tiễn

Hiện nay trên thị trường có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động đại lý đổi ngoại tệ nhằm kinh doanh ngoại tệ trái phép; một số doanh nghiệp đã thực hiện

việc quảng cáo, niêm yết giá bằng ngoại tệ trong hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Hiện tượng này xảy ra là do những nguyên nhân:

- Những khó khăn về thủ tục trong giao dịch với ngân hàng, là một trong những lý do để thị trường tự do có đất sống, và dần dần trở thành một đối trọng với ngân hàng trong việc là nơi cung cầu ngoại tệ, dẫn dắt giá cả thị trường.

- Việc mua ngoại tệ ở thị trường tự do nhanh chóng và dễ dàng, khác hẳn ở ngân hàng. Thị trường tự do, dường như có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng và có lúc, đi trước dẫn dắt tỷ giá ở ngân hàng.

- Người dân đã quen với các tiệm thu đổi ngoại tệ thay vì ngân hàng. Cũng thường có những hiện tượng, sau những cơn sóng giá ở thị trường chợ đen, tỷ giá chính thức có những điều chỉnh phù hợp.

- Dần dần thị trường tự do cũng trở thành một phần của nền kinh tế, khơng chỉ là ngoại tệ, mà cịn trong nhiều lĩnh vực khác từ tín dụng, huy động… nhất là trong tình trạng nền kinh tế tiền mặt như Việt Nam. Và ở một phương diện nào đó, nó đã bù đắp một phần thiếu hụt ngoại tệ cho ngân hàng. Nhà nước nào cũng muốn xóa nhưng nó vẫn tồn tại như một quy luật. Nó tồn tại vì nó có cầu thật và cung thật.

- Ngân hàng khơng mặn mà với các dịch vụ nhằm kéo người dân quay trở lại. Hiện nay nhu cầu vay ở ngân hàng chủ yếu là USD, Euro, tiền đồng và vàng, hầu như chẳng có ai vay các đồng ngoại tệ khác, trừ ở ngân hàng có giao dịch thanh tốn quốc tế mạnh và đa dạng như Vietcombank, Eximbank… Ngân hàng không thể mở dịch vụ tiết kiệm khi khơng có nhu cầu.

- Do các dự báo về việc ngoại tệ tăng giá của các tổ chức nước ngoài đã làm tăng kỳ vọng của người dân, từ đó dẫn tới tăng nhu cầu tích trữ ngoại tệ, làm cầu ngoại tệ tăng, trong khi NHTW không cho phép các NHTM bán USD cho người dân phục vụ cho hoạt động tích trữ. Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết ở thị trường chợ đen.

Để kiểm soát và hạn chế hoạt động của thị trường chợ đen, Ngân Hàng Nhà Nước đã đưa ra một số biện pháp:

- Công văn số 2882/NHNN-QLNH và Công văn số 2881/NHNN-QLNH đề nghị Bộ Công an, Bộ Công thương và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra.

- Công văn số 2878/NHNN-QLNH đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin – Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng chỉ đăng, phát các nội dung quảng cáo, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ cho các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được quảng cáo, niêm yết giá bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài những trường hợp nêu trên, tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện quảng cáo, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng đồng Việt Nam.

- Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin – Truyền thông chỉ đạo, kiểm tra, yêu cầu các báo, đài không đăng tải, công bố các thông tin về tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường “chợ đen”.

- Công văn số 2880/NHNN-QLNH, Thống đốc yêu cầu các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện kiểm tra, xử lý các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy chế đại lý đổi ngoại tệ theo Quyết định 21/2008/QĐ-NHNN và quy định về việc quảng cáo, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ.

- Đối với các tổ chức tín dụng được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước có Cơng văn số 2879/NHNN-QLNH u cầu phải đôn đốc, hướng dẫn các đại lý ủy nhiệm đổi ngoại tệ thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về hoạt động đổi ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)