Lập quỹ dự trữ bình ổn hối đố

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 35 - 36)

- Cán cân thanh toán cân bằng nghĩa là lượng cung bằng lượng cầu ngoại tệ phát sinh như thế tỷ giá ổn định nhưng thực tế cán cân một nước rất hiếm khi ở trạng thá

3. Các cộng cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoá

3.3. Lập quỹ dự trữ bình ổn hối đố

Chính phủ lập ra quỹ riêng nhằm chủ động can thiệp kịp thời vào thị trường tiền tệ khi tỷ giá biến động vượt xa so với mức mà NHTW cho phép.

Quỹ dự trữ hối đoái là tập hợp những quỹ tiền bằng các đồng ngoại tệ khác nhau được NHTW và các tổ chức tiền tệ nắm giữ. Ngoại tệ ở đây có thể là USD, Euro, Yên và chúng là tài sản của NHTW. Chính phủ hoặc các thể chế tài chính dùng chúng để mua lại các khoản nợ, như mua nội tệ và các khoản tiền gửi dự trữ của NHTM tại NHTW.

Trước đây, dự trữ ngoại hối chỉ ở dưới dạng vàng, ví dụ như quỹ dự trữ vàng quốc gia. Nhưng dưới chế độ hệ thống tỷ giá Bretton Woods, Mỹ đã cố định giá trị của đồng USD so với vàng và cho phép chuyển đổi từ USD ra vàng. Do được đảm bảo bằng vàng, người ta bắt đầu dùng USD để dự trữ. Nhưng sau đó Mĩ bỏ tiêu chuẩn vàng của USD, tuy nhiên đồng USD vẫn được người ta thừa nhận và nó vẫn là một đồng tiền quan trọng dùng trong dự trữ quốc gia. Ngày nay, khơng chỉ có USD mà các đồng tiền có thể tự do chuyển đổi đều được các NHTW sử dụng trong dự trữ ngoại hối của mình.

Ở hệ thống tỷ giá thả nổi, dự trữ hối đoái cho phép NHTW mua lại đồng nội tệ, thay đổi tài sản để trả nợ. Như vậy dự trữ hối đoái là phương tiện để NHTW ổn định đồng nội tệ chống lại những thay đổi quá mức, bảo vệ hệ thống tiền tệ quốc gia chống lại các cú shock tiền tệ. Dự trữ càng lớn được xem là càng mạnh. Nó giúp chính phủ dễ dàng mua lại nội tệ bất cứ lúc nào cần. Dự trữ ít hoặc dữ trữ bị giảm đi là dấu hiệu cho thấy quốc gia đó sắp xảy ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ.

Đôi khi NHTW cho rằng nắm giữ một lượng dự trữ ngoại tệ lớn là một thước đo an toàn. Điều này chỉ đúng khi NHTW dùng ngoại tệ làm chỗ dựa cho vị thế đồng nội tệ. Nhưng thường thì một lượng dự trữ ngoại tệ quá lớn không phải là một tấm chắn tốt để chống lạm phát nhưng lại khá tốt trong trường hợp chính phủ sử dụng một chính sách đối nghịch: mua vào một lượng lớn ngoại tệ để giữ cho đồng tiền của mình yếu hơn so với

các đồng tiền tương quan để phục vụ cho chính sách điều tiết vĩ mơ như gia tăng xuất khẩu, một cách để trợ giá cho các mặt hàng xuất khấu, hoặc bảo vệ các mặt hàng nội địa khỏi sự cạnh tranh của các mặt hàng nhập khẩu …

Một quốc gia có một lượng dự trữ lớn sẽ có khả năng điều khiển thị trường tiền tệ. Như vậy, một mặt chính phủ có thể gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Mặt khác, việc nắm giữ lượng ngoại tệ lớn cũng phải đánh đổi một chi phí cơ hội lớn. Các tổn thất ngân sách của việc nắm giữ quá nhiều dự trữ ngoại tệ xuất hiện khi tiền lời mà họ nhận được từ các khoản dự trữ thấp hơn chi phí trung bình họ phải trả cho các chứng khốn nợ đã phát hành. Thêm nữa chính phủ quốc gia nhiều nước thường phải gánh chịu những tổn thất to lớn trong việc quản lý danh mục ngoại tệ dự trữ. Khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra và tất cả dự trữ ngoại hối được tung ra hết. Cuối cùng nó lại trở thành chi phí ngân sách. Thậm chí nếu khơng xảy ra khủng hoảng tiền tệ, thì quốc gia vẫn tốn chi phí ngân sách, giống như nó đã từng xảy ra ở Trung Quốc trong 2 năm 2005 và 2006, khi Trung Quốc nắm giữ một lượng rất lớn tài sản bằng USD nhưng đồng NDT lại không ngừng tăng giá.

Mặc dù vậy thì quỹ dự trữ bình ổn hối đối đóng một vài trị hết sức quan trọng đối với việc giữ vững vị thế của đồng tiền quốc gia, vừa hạn chế sự mất giá của đồng tiền vừa góp phần ổn định tỷ giá hối đối.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 35 - 36)