Lãi suất tái chiết khấ u:

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 29 - 32)

- Cán cân thanh toán cân bằng nghĩa là lượng cung bằng lượng cầu ngoại tệ phát sinh như thế tỷ giá ổn định nhưng thực tế cán cân một nước rất hiếm khi ở trạng thá

3. Các cộng cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoá

3.1. Lãi suất tái chiết khấ u:

Phương pháp lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái là phương pháp được sử dụng vừa mang tính cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài trong mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế.

Khái niệm: Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà NHTW đánh vào các khoản

tiền cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Lãi suất tái chiết khâu là một cơng cụ của chính sách tiền tệ để điều chỉnh lượng cung tiền và nó có tác động đến tỷ giá hối đoái.

Cơ chế tác động: Dựa trên cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu sẽ làm mặt bằng lãi suất trên thị trường sẽ tăng. Cụ thể khi lãi suất cơ bản tăng thì lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tăng. Lãi suất tăng sẽ thu hút nhiều luồng vốn ngoại tệ chạy vào trong nước. Chính điều này sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng, trong khi cầu ngoại tệ không đổi làm cho đồng nội tệ lên giá tương đối so với đồng ngoại tệ. Điều này có nghĩa là tỷ giá hối đối giảm.

Ngược lại, khi NHTW điều chỉnh giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ làm cho mặt bằng chung về lãi suất trên thị trường nước này giảm. Điều này làm cho các luồng vốn ngắn hạn nước ngoài đang đầu tư ở thị trường sinh lợi ít hơn so với thị trường ở nước ngồi. Dẫn đến tình trạng các luồng ngoại tệ rút ra khỏi nước này và đầu tư ở các nước khác, làm cho cung ngoại tệ giảm trong khi cầu không đổi và làm cho tỷ giá sẽ tăng lên.

Lãi suất và tỷ giá là hai yếu tố hết sức nhạy cảm với sự biến động của thị trường. Chúng có tác động mạnh đến cán cân thanh tốn, cán cân mậu dịch, cũng như hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước… Lãi suất chỉ có tác động gián tiếp đến tỷ giá vì đóng vai trị là biến ngoại sinh; tuy nhiên nó lại tác động trực tiếp đến đầu tư và sản xuất kinh doanh vì gắn liền với chi phí sử dụng vốn. Do vậy, việc sử dụng công cụ này cần nhiều sự cân nhắc, hết sức thận trọng.

Lãi suất và tỷ giá là các cơng cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạch định của nền kinh tế. Sự khập khễnh giữa chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quả bất lợi như: nội tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát, “chảy máu” ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngồi… Vì vậy, trong quản lý vĩ mơ chính sách lãi suất

và tỷ giá phải được xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.

Tuy nhiên, cách dùng lãi suất để điều hành chính sách tỷ giá cũng có những hạn chế nhất định. Bởi vì lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách gián tiếp, chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả. Các yếu tố để hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau. Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt, có thể vượt q tỷ suất lợi nhận bình qn. Cịn tỷ giá hối đối thì do quan hệ cung - cầu về ngoại hối quyết định, mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh tốn dư thừa hay thiếu hụt quyết định. Như vậy là nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá khơng giống nhau, do đó biến động của lãi suất (lên cao chẳng hạn) khơng nhất thiết đưa đến tỷ giá hối đối biến động theo (hạ xuống chẳng hạn). Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngồi chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước khơng ổn định, thì khơng nhất thiết thực hiện được, bởi vì với vốn nước ngồi, vấn đề lúc đó lại đặt ra trước tiên là sự đảm bảo an tồn cho số vốn chứ khơng phải là vấn đề thu hút được lãi nhiều. Tuy nhiên, nếu tình hình kinh tế, chính trị, tiền tệ của các nước đều đại thể như nhau, thì phương hướng đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào những nước có lãi suất cao. Và để can thiệp vào tỷ giá thì phải có một thị trường vốn (nhất là thị trường vốn ngắn hạn) đủ mạnh, tự do và linh hoạt. Phương án sử dụng công cụ lãi suất can thiệp tới tỷ giá vẫn là một trong những phương án được các nước sử dụng nhiều nhất trong các cơng cụ gián tiếp và nó tỏ ra có hiệu quả nhất.

Điều hành và xử lý mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá là một kỹ thuật khó và phức tạp, địi hỏi khả năng ứng biến rất cao. Bởi vì hai biến số này bị tác động bởi nhiều yếu tố như tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, lạm phát, đầu tư nước ngồi, chính sách, kinh tế, tài chính của chính phủ, các yếu tố tâm lý… Mà các yếu tố lại thường đan xen vào nhau và tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể, tình hình cụ thể, sẽ có yếu tố nổi bật là nguyên nhân làm thay đổi lãi suất và tỷ giá, cũng có yếu tố trở thành hệ quả của sự thay đổi lãi suất và tỷ giá. Chính mối quan hệ biện chứng này làm cho việc điều hành và xử lý mối quan hệ

giữa lãi suất và tỷ giá trở nên khó khăn, phức tạp. Vai trị của lãi suất và tỷ giá như là những cơng cụ tích cực trong phát triển kinh tế, đồng thời là những công cụ kiềm hãm sự phát triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay vụng về trong việc sử dụng chúng.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 29 - 32)