- Nghiệp vụ tương lai.
5.4.1. Phạm Vi Điều Chỉnh
Pháp lệnh 28 điều chỉnh hoạt động ngoại hối giữa người cư trú và người không cư trú tại Việt Nam. Pháp lệnh 28 cũng phân biệt sự khác nhau giữa giao dịch “vãng lai” và giao dịch “vốn”. Theo đó, giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú (ngoại trừ việc chuyển vốn) và giao dịch vốn là các giao dịch chuyển vốn
giữa người cư trú với người không cư trú trong lĩnh vựa đầu tư trực tiếp, đầu tư vào các giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngồi và các hình thức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các Giao Dịch:
Theo Pháp lệnh 28 (còn được là pháp lệnh ngoại hối), các giao dịch thanh toán và chuyển tiền được phép trong giao dịch quốc tế đã được mở rộng và bao gồm:
a. Các khoản thanh toán liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các giao dịch vãng lai khác;
b. Các khoản thu nhập từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp;
c. Các khoản chuyển tiền khi một công ty giảm vốn (một khi được thơng qua); d. Các khoản thanh tốn tiền lãi và trả nợ dần nợ gốc của khoản vay nước ngoài (nếu khoản vay đã đăng ký với NHNN Việt Nam (“SBV”);
e. Các khoản thanh tốn một chiều cho mục đích tiêu dùng (có nghĩa là các giao dịch chuyển tiền từ nước ngồi vào Việt Nam hoặc ngược lại thơng qua ngân hàng hoặc qia bưu điện mang tính chất tài trợ, viện trợ hoặc giúp đỡ thân nhân gia đình hoặc sử dụng chi tiêu cá nhân không liên quan đến việc thanh tốn xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ); và
f. Các giao dịch tương tự khác.
Người cư trú hoặc không cư trú được mua ngoại tệ tại ngân hàng được phép giao dịch vãng lai. Người cư trú và người không cư trú được phép chuyển ngoại tệ khi có đủ chứng từ hợp lệ mà không cần phải xin giấy phép. Các thủ tục cho việc xin phê duyệt trong một số giao dịch cụ thể đã được đơn giản hóa rất nhiều.