Thay đổi tỷ giá để tăng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 109 - 111)

- Căn cứ vào tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc phát hành, sử dụng thẻ phù hợp với mục tiêu quản lý ngoại hối.

7. Kiến nghị mục tiêu phát triển cho chính sách tỷ giá cũng như chính sách ngoại hối của Việt Nam trong tương la

7.1. Thay đổi tỷ giá để tăng xuất khẩu

Thực tế đã chứng minh, dựa vào sự mất cân đối trầm trọng của cán cân ngoại thương cứ dai dẳng trong mấy năm qua thì có thể nói rằng tiền đồng Việt Nam đang bị định giá quá cao, nhất là so với đồng Nhân dân tệ (RMB), chính là điểm yếu của kinh tế Việt Nam. Chính đồng tiền đang bị định giá quá cao làm cho hàng hóa của Việt Nam khơng thể cạnh tranh nổi với hàng hóa Trung Quốc cho dù ngay trên sân nhà của mình.

Có nhiều ước lượng khác nhau về mức độ định giá thấp hơn giá trị thực của đồng Nhân dân tệ và mức độ tiền đồng cao giá so với đồng Đô la Mỹ. Nếu dựa vào số liệu từ bài viết của TS. Võ Đại Lược và TS. tại thảo “Ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tăng trưởng: Kinh tế Việt Nam năm 2010, triển vọng năm 2011” sẽ thấy đồng Nhân dân tệ đang được định giá thấp hơn so với đồng Đô la Mỹ 30% trong khi tiền đồng đang bị định giá cao hơn 15% so với đồng Đơ la. Hai kịch bản tỷ giá được trình bày trong bảng 7.1.

Bảng 7.1. Hai kịch bản tỷ giá

Tỷ giá Hiện tại Đúng giá Đúng giá/Hiện tại

USD/VND 19.500 22.425 15%

USD/RMB 6,93 4,85 -30%

RMB/VND 2.815 4.625 64%

Phân tích trên cho thấy, việc đồng tiền Việt Nam đang bị định giá cao hơn trên 60% so với đồng Nhân dân tệ giống như hàng hóa sản xuất ở Việt Nam bị đánh thuế hơn 60% so với hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc.

Chừng nào vấn đề tỷ giá chưa được giải quyết thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn chỉ là ước muốn. Chỉ có điều chỉnh tỷ giá mới có thể giúp cân bằng ngoại thương. Nếu Việt Nam khơng chủ động thì khi dữ trữ ngoại hối cịn ở mức q thấp và vì một lý do nào đó mà dịng vốn đảo chiều thì việc phá giá bắt buộc và bị động sẽ gây ra những tổn hại rất lớn cho nền kinh tế.

Hơn thế, song song với việc điều chỉnh tỷ giá đồng tiền, việc cắt giảm chi tiêu công, nhất là những khoản đầu tư kém hiệu quả là một trong những yêu cầu bắt buộc vì mất cân đối bên ngồi rất khó giải quyết khi mà mất cân đối bên trong trầm trọng vẫn diễn ra.

Việc thay đổi tỷ giá được đánh giá là bước đi quan trọng nhằm giảm bớt những khó khăn cho hệ thống ngân hàng trong việc huy động USD tài trợ cho nhu cầu xuất khẩu, cũng như thay đổi sự mất cân đối nguồn ngoại tệ giữa thị trường chính thức và thị trường chợ đen. Đồng thời điều này cũng làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)