Tình hình sử dụng USD ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 103 - 106)

- Căn cứ vào tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc phát hành, sử dụng thẻ phù hợp với mục tiêu quản lý ngoại hối.

6. Đô la hóa và thực trạng tại Việt Nam 1.Lý luận chung về đơ la hóa

6.2.1.1. Tình hình sử dụng USD ở Việt Nam

Pháp lệnh Ngoại hối đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 13/12/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/6/2006. Thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ VN chỉ sử dụng đồng VN - một mục tiêu khá quan trọng của Pháp lệnh, tác động tới nhiều mặt trong đời sống và hoạt động kinh tế xã hội của nước ta, Pháp lệnh đã dành riêng một

chương để quy định việc quản lý ngoại hối trên lãnh thổ VN theo hướng từng bước hạn chế đơ la hố, cụ thể là :

"Nghiêm cấm triệt để các giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại

tệ giữa các tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ VN (trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các

trường hợp thanh tốn thơng qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng cho phép). Hạn chế đến chấm dứt việc các tổ chức được bán hàng, cung cấp dịch vụ thu ngoại tệ tại VN... ".

Tuy nhiên, trên thị trường, niêm yết bằng đồng USD đã trở nên phổ biến đến mức, rất ít người tiêu dùng biết đến qui định niêm yết đơn vị tiền tệ này là sai. Từ những đồ giá trị nhỏ như chiếc USB, con chuột máy tính, loa… đến các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như hàng quần áo, giày dép, đồ ăn trong các nhà hàng cũng được nhiều nơi niêm yết bằng USD. Giám đốc một cơng ty máy tính ở TPHCM cũng cho biết những đầu mối cung cấp hàng chào giá USD song song với VNĐ nhưng thực tế chỉ chấp nhận thanh tốn bằng USD. Ngay cả các chương trình quảng cáo, khuyến mại cũng đều công bố bằng tiền USD. Khơng đâu xa, gói kích cầu của Chính phủ... cũng được nhắc đến là “1 tỷ USD” chứ ít nói là 17.000 tỷ đồng.

Giá rao bán, cho thuê của nhiều dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngồi hay nội địa hiện vẫn được niêm yết bằng USD một cách cơng khai, dù Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản nghiêm cấm chính thức hơm 11/9 vừa qua.

Trên bảng niêm yết giá của các công ty bất động sản lớn như CBRE Việt Nam, Savills Việt Nam hay nhiều đại lý nhà đất khác, các dự án có giá rao bán bằng USD chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Chẳng hạn tại CBRE Việt Nam, dự án Hillstate Villa 1 trên đường Tô Hiệu, Hà Đông (Hà Nội) đang được niêm yết giá dao động từ 1.200 đến 1.500 USD một m2, dự án chung cư Canal Park Apartment ở Thạch Bàn, Long Biên (Hà Nội) có giá 1.200 - 1.450 USD một m2…

Điều này gây ra nhiều rủi ro cho người mua hàng, vấn đề là phía người bán lấy giá nào làm hệ quy chiếu. Nếu họ lấy giá USD làm quy chiếu và tính theo biến động giá trên

thị trường tự do từng ngày, thì dù có báo giá và thanh toán bằng VND, khách hàng vẫn là người hứng chịu rủi ro nhiều nhất. Khi xảy ra biến động tỉ giá, thiệt hại đổ lên đầu người tiêu dùng. Chính vì thế dù biết là vi phạm pháp luật, nhưng nhiều DN vẫn cứ làm.

Từ thực trạng trên cho thấy, USD được sử dụng khá phổ biến và dễ dàng ở Việt Nam.

Vậy tại sao phải niêm yết giá USD trong khi chúng ta xài VND?

“Cái gốc vấn đề này là ở chỗ, ở mọi nơi, từ cơ quan quản lý nhà nước đến người dân đều “dính” USD, trong các câu chuyện trao đổi, người ta cũng thường quy ra USD. Chúng ta đặt ra quy định nhưng lại quên là đã có quy định như vậy”, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả thị trường nhận xét. Đây còn là câu chuyện về tâm lý người tiêu dùng. Nhiều người Việt Nam vẫn có thói quen nhắc tới giá trị hàng hoá bằng USD như là một sự khẳng định về đẳng cấp của sản phẩm.

Theo lý giải của các doanh nghiệp ơtơ, vì lý do các doanh nghiệp đều phải nhập khẩu linh kiện bằng ngoại tệ USD, chi phí đầu vào được tính bằng tiền USD nên nếu để đầu ra là tiền VND thì các doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại khi tỷ giá tăng.

Trên thị trường nhà đất, tình trạng niêm yết USD cũng khá phổ biến. Về phía người bán, việc thuê văn phòng thường ký hợp đồng từ 1 đến 5 năm nên phải niêm yết giá USD để tránh rủi ro do tiền đồng trượt giá. Hơn nữa, tỷ lệ khách thuê là các cá nhân và tổ chức nước ngoài cũng nhiều nên việc niêm yết giá theo USD hợp lý hơn.

Chị Phước, nhân viên CBRE Việt Nam, cho hay: “Chúng tôi bán sản phẩm theo nhu cầu của chủ đầu tư nên chủ đầu tư niêm yết giá thế nào chúng tôi phải để nguyên giá như thế, dù là USD hay VND”.

Vì đặc thù của dự án bất động sản là quá trình giao dịch kéo dài từ khi góp vốn lần đầu đến khi hồn thành, nên việc thanh tốn bằng USD đảm bảo tính hiệu quả của dự án. Khi tỷ giá biến động, lạm phát, giá nguyên vật liệu tăng…, chủ đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng nếu niêm yết giá theo USD. Việc chủ đầu tư đã quen với niêm yết giá và thanh toán bằng USD, giờ phải chuyển qua VND sẽ gặp khơng ít khó khăn. Việc niêm yết giá

bằng USD khiến giá cả sản phẩm, dự án ổn định trong một thời gian dài, nếu chuyển qua VND thì giá có thể biến động ngày một, gây khó cho việc rao bán, quảng cáo.

Thực tế cho thấy người mua - thuê nhà hay mua ô tô giá trị từ chục ngàn đến hàng trăm ngàn USD, thời gian thanh toán thường kéo dài. Nhiều người e ngại tỉ giá tăng, tích trữ USD, góp phần tăng cầu ngoại tệ. Khi đó, giới kinh doanh ngoại tệ sẽ tranh thủ tăng tỉ giá, kéo theo tâm lý tích trữ của nhiều người làm thị trường ngoại tệ thêm căng thẳng. Mặt khác, một số hàng hóa niêm yết bằng USD đều là hàng nhập khẩu. Các đầu mối cung cấp hàng chỉ giao dịch bằng ngoại tệ để tránh rủi ro khi tỉ giá biến động nhưng chứng từ thanh toán lại bằng VNĐ, cơ quan chức năng bó tay.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)