-1.259 Cán cân tài khoản tài chính (kể cả vàng)

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 66 - 72)

- Cán cân thanh toán cân bằng nghĩa là lượng cung bằng lượng cầu ngoại tệ phát sinh như thế tỷ giá ổn định nhưng thực tế cán cân một nước rất hiếm khi ở trạng thá

4. Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá hối đối ở Việt Nam 1.Giai đoạn 1986 –

1.314 -1.259 Cán cân tài khoản tài chính (kể cả vàng)

Cán cân tài khoản tài chính (kể cả vàng)

- “Cơ bản”

- Chính thức

- Tư nhân (FDI, FPI, tín dụng thương mại)

- “Khơng cơ bản”

- Tài sản nước ngồi rịng của ngân hàng thương mại

- Vàng - “Sai số và thiếu sót” 15.89 1 8.439 -964 -306 1.446 14.91 7 11.449 1.211 1.840 3.013 2.045 993 322 470 484 12.87 2 10.456 889 1.370 2.529 974 -3.010 - 2.175 - 2.146 -1.567 2.623 677 -688 -265 1.500 -1.300 -2.740 2.530 70 0 -349 -947 - 4.017 - 1.951 -3.067 Cán cân tổng thể 10.19 9 473 -843 2.748 -2.098

Nhìn vào Bảng 4.6. cho thấy: Cán cân thương mại liên tục âm, trong bối cảnh suy thoái kinh tế lượng kiều hối và FDI, FPI vào Việt Nam năm 2009 giảm mạnh. Điều này làm giảm mạnh nguồn cung ngoại tệ trên thị trường.

Chính sách kích cầu của Chính phủ đi kèm nới lỏng chính sách tiền tệ làm yếu đồng VND một cách tương đối so với USD do cung tiền đồng tăng lên, bên cạnh đó nguồn vốn để kích cầu có sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối trong bối cảnh nguồn thu giảm mạnh có thể làm tăng tỷ giá.

Bên cạnh đó, giá trị xuất khẩu hiện chiếm tới 70% GDP của Việt Nam, do đó tỷ giá là cơng cụ quan trọng cho mục đích hỗ trợ xuất khẩu để kích thích tăng trưởng.

Ngồi ra, so với các đồng tiền khác trong khu vực cũng có xu hướng mất giá so với USD (chẳng hạn Rupee của Ấn Độ mất giá 18%, Rupiah của Indonesia mất giá 14%, Peso của Philipinnes mất giá 13%), việc tăng tỷ giá sẽ giúp Việt Nam tiếp tục duy trì sức cạnh tranh với những nước này.

Cùng với gói kích cầu của Chính phủ, ngày 24/3/2009, NHNN đã nới rộng biên độ tỷ giá từ lên khởi đầu cho sự tăng tỷ giá cả năm 2009. Yếu tố tâm lý kỳ vọng bắt đầu xuất hiện: lo sợ lạm phát tăng cao từ việc kích thích kinh tế tăng trưởng và sự mất giá VND trong thời gian tới dẫn đến tình trạng găm giữ USD làm căng thẳng thêm cung cầu ngoại tệ.

Trong 3 quý đầu năm 2009, sự thiếu hụt USD cùng với nạn đầu cơ tích trữ làm cho thị trường ngoại tệ có những diễn biến căng thẳng, tỷ giá chênh lệch giữa thị trường chính thức và phi chính thức có lúc lên tới 2.000 đồng.

Nguồn: Global Financial Data, Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp của Trường Fulbright. Ngày 25/11/2009, cùng với quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% của NHNN, tỷ giá liên ngân hàng được nới rộng lên 5,5%, đồng thời biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngay cũng được thu hẹp về 3% so với 5% như trước.

Sự điều chỉnh lần này là cần thiết đã kéo tỷ giá thị trường chính thức gần hơn với thị trường tự do làm giảm các giao dịch ngoài luồng, giải tỏa bớt các yếu tố kỳ vọng, giảm bớt tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế, giúp giảm áp lực tăng giá hàng nhập khẩu khi tỷ giá ở mức hợp lý hơn, và đưa tỷ giá VND/USD bám sát hơn với các động thái của tỷ giá chung trên thế giới.

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu cả năm lên 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm 2008 và nhập khẩu là 69,95 tỷ USD, giảm 13,3%. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2009 là 127,05 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2008, cán cân thương mại hàng hoá thâm hụt 12,85 tỷ USD, bằng 22,6% xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 24,18 tỷ USD, chiếm 42,3% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và nhập khẩu là 26,07 tỷ USD, giảm 6,5% so với năm 2008.

Nguồn: http://www.customs.gov.vn Nhìn chung thực trạng điều hành chính sách tỷ giá năm 2009 khá thành công, đảm bảo sự ổn định thị trường ngoại hối. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập nhất định:

- Đợt điều chỉnh tỷ giá tháng 11/2009 cũng làm xói mịn niềm tin vào chính sách vì trước đó NHNN tun bố rằng nhất thiết sẽ khơng phá giá đồng tiền, trong khi thực chất bình quân 9 tháng đầu năm 2009, tỷ giá USD/VND tăng 9,08% so với cùng kỳ năm 2008.

- Sự bất nhất trong điều chỉnh chính sách, sự thiếu minh bạch thông tin (dự trữ, cán cân thanh tốn…) tạo ra những kỳ vọng méo mó, tạo cơ hội cho đầu cơ găm giữ ngoại tệ làm cho tình hình thêm căng thẳng.

- Bên cạnh đó, vẫn thiếu những cơng cụ phịng ngừa rủi ro dẫn đến quản lí thị trường ngoại hối có những hạn chế nhất định trong việc chuyển đổi tiền tệ, kiểm soát chênh lệch kỳ hạn.

- Mặt khác, việc hạ giá đồng nội tệ cũng làm chi phí vốn của các doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ sẽ tăng cao, về tổng thể nợ nước ngồi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó ổn định tỷ giá ở mức phù hợp là rất quan trọng để điều chỉnh cân bằng cán cân thanh toán.

4.4.4. Năm 2010.

Từ đầu năm, tỷ giá VND/USD giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479 VND/USD cho đến giữa tháng 2/2010. Nguyên nhân là do nguồn cung USD thời kỳ này

tăng. Trong đó FDI thực hiện tháng 1 tăng 33,3%, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA do năm trước ký kết đạt mức kỷ lục, vốn đầu tư gián tiếp FPI tăng mạnh khi các nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua rịng trên thị trường chứng khốn (FPI trong 2 quý đầu năm đạt 350 triệu USD), kiều hối và nguồn thu từ khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng trở lại (tháng 1 tăng 20,4%), kim ngạch xuất khẩu chuyển từ tăng trưởng âm sang tăng trưởng dương.

Ngày 11/02, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 3%, từ mức 17.941 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD.

Sang tới quý 3, NHNN lại tiếp tục một đợt điều chỉnh tỷ giá nữa vào ngày 18/8, tỷ giá được điều chỉnh từ mức 18.544 VND/USD lên mức 18.932 VND/USD, tăng gần 2,1%, biên độ tỷ giá giữ nguyên mức 3%. Sau cả 2 đợt điều chỉnh, USD đã tăng 5,46% so với VND trong khi ngưỡng an toàn là 6% (là mức chênh lệch lãi suất USD và VND).

Điều chỉnh tỷ giá lần này là hành động kịp thời của NHNN trước các điều kiện vĩ mô hiện tại:

 Nhập siêu 4 tháng đầu năm ở mức cao (4,7 tỷ USD) trong bối cảnh cán cân thanh toán tổng thể năm 2009 đã thâm hụt 8,8 tỷ USD đang tiếp tục gây sức ép đến thị trường ngoại hối và tỷ giá.

 Tính đến hết tháng 8/2010, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 98,33 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2009. Riêng xuất khẩu là 45,4 tỷ USD, tăng 22,1%; trong đó trị giá xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 20,87 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ một năm trước đó. Và nhập khẩu là 52,93 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó, trị giá nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 22,5tỷ USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ một năm trước đó.

 Thâm hụt thương mại của cả nước trong 8 tháng đầu năm 2010 lên 7,53 tỷ USD và bằng 16,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

 Hơn nữa, tăng giá USD so với VND lần này là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh chúng ta đã giữ tỷ giá này ổn định khá lâu. Thực tế lạm phát của Việt Nam trong 3 năm 2007 – 2009 là trên 40%, trong khi lạm phát của Mỹ chỉ khoảng trên dưới 20% cùng thời kỳ, trong khi đó tỷ giá chính thức VND/USD có thay đổi một lần năm 2009 nhưng dường như không đáng kể khiến cho VND bị định giá quá cao so với USD gây bất lợi cho nền kinh tế. Với tỷ giá hiện nay thì hàng hóa Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, do VND được định giá cao hơn 15% so với USD, trong khi đồng CNY đang được định giá thấp hơn 30% so với USD.

Điều chỉnh tỷ giá đã mang lại một số kết quả khả quan:

 Đợt điều chỉnh này diễn ra khi sức ép lạm phát dường như đang giảm bớt, chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm trong quý 2 so với mức trung bình mọi năm (CPI tháng 4 tăng 0,14%; tháng 5 tăng 0,27%; tháng 6 tăng 0,22% thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước: CPI tháng 6/2009 tăng 2,68%), vì thế tác động của điều chỉnh tỷ giá đối với gia tăng lạm phát được giảm thiểu.

 Điều chỉnh tỷ giá đã thu hẹp chênh lệch giữa tỷ giá chính thức với tỷ giá trên thị trường tự do, nghĩa là giúp cải thiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam do không phải tăng bán USD theo tỷ giá thấp, giảm bớt kỳ vọng đầu cơ và cả hoạt động bn bán vốn và ngoại tệ lịng vịng kiếm lời dựa trên chênh lệch giữa hai tỷ giá.

 Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp trong hạch toán kết quả kinh doanh, tránh phải hợp lý hóa các khoản mua USD trên thị trường tự do cao hơn giá chính thức

 Ngoài ra cũng giúp các ngân hàng cải thiện nguồn vốn ngoại tệ, hạn chế xu hướng chênh lệch cao giữa mức tăng huy động và cho vay tín dụng bằng ngoại tệ, và từ đó cải thiện tính thanh khoản ngoại tệ khi mà lãi suất huy động USD của các ngân hàng đua nhau tăng nhẹ trước kỳ hạn Thông tư 13 sắp thi hành.

Tuy nhiên, điều chỉnh tỷ giá lần hai này cũng đem lại những thách thức mới khi các khoản nợ USD hiện nay đã đến hạn, áp lực nảy sinh và rủi ro không chỉ đối với các doanh nghiệp khơng có nguồn thu ngoại tệ mà cịn gây trở ngại đối với cả mục tiêu ổn định vĩ mơ của Chính phủ.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, trong thời gian tới, đặc biệt là quý IV/2010, diễn biến tỷ giá USD sẽ khá phức tạp, bởi cung cầu ngoại tệ có một số thay đổi nhất định do: nhập siêu đã cao hơn gấp đơi cùng kỳ và cịn tiếp tục tăng; nhu cầu vay ngoại tệ đang có xu hướng giảm do lãi suất VND giảm nhẹ, trong khi lãi suất ngoại tệ tăng lên; các hợp đồng vay đáo hạn khiến doanh nghiệp phải gom USD trả nợ... Ông Nghĩa cũng lập luận rằng, với mức lạm phát cao (CPI tháng 9/2010 tăng 1,31% so với tháng 8/2010), mà VND đang trong xu hướng mất giá so với USD, thì thậm chí VND đang được định giá cao hơn so với giá trị thực.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)