Chính sách vĩ mô của nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 37 - 38)

- Cán cân thanh toán cân bằng nghĩa là lượng cung bằng lượng cầu ngoại tệ phát sinh như thế tỷ giá ổn định nhưng thực tế cán cân một nước rất hiếm khi ở trạng thá

3. Các cộng cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoá

3.6. Chính sách vĩ mô của nhà nước

Bên cạnh việc sử dụng các công cụ trực tiếp điều chỉnh tỷ giá thì cần phối hợp đồng bộ với các biện pháp quản lý vĩ mô khác của Nhà nước để hài hòa các giải pháp với nhau để can thiệp kịp thời đến biên độ dao động của tỷ giá, phục vụ cho các mục tiêu kinh tế lớn ở từng thời kỳ.

Hàng rào thuế quan: thuế quan cao có tác dụng hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu giảm làm cho cầu ngoại tệ giảm, làm giảm sức ép lên tỷ giá. Do đó kéo tỷ giá đi xuống dần dẫn đến thế cân bằng trên thị trường hối đoái. Khi thuế quan thấp có tác dụng ngược lại.

Hạn ngạch: hạn ngạch có tác dụng hạn chế nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống thuế quan cao. Gỡ bỏ hạn ngạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu nên tác dụng lên tỷ giá như thuế quan thấp.

Giá cả: thông qua hệ thống giá cả chính phủ có thể trợ giá cho các mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất. Trợ giá xuất khẩu làm cho các mặt hàng xuất khẩu rẻ hơn các mặt hàng ở nước nhập khẩu, làm tăng cầu mặt hàng xuất khẩu, khối lượng sản xuất tăng, nguồn thu ngoại tệ tăng, làm cho cung ngoại tệ trên thị trường nội địa tăng, làm cho tỷ giá giảm. Ngồi ra chính phủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, làm cho nhập khẩu tăng lên, dẫn đến tỷ giá lại tăng.

Ngồi ra trong từng thời kỳ cịn sử dụng các biện pháp cá biệt khác: Điều chỉnh tỷ lệ giữ trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM.

Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với các hình thức tiền gửi bằng ngoại tệ…

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)