Cơ chế quản lý thị trường ngoại hối Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 74 - 75)

- Nghiệp vụ tương lai.

5.2. Cơ chế quản lý thị trường ngoại hối Việt Nam

Quản lý ngoại hối là một nhiệm vụ quan trọng của NHNN trong việc hoạch định và thực hiện chính sách tiền tệ. Chính sách quản lý ngoại hối hiệu quả sẽ góp phần đáng kể trong cân bằng cán cân thanh toán, kiểm soát sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, tận dụng nguồn vốn trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện ổn định và phát triển nền kinh tế.

Cùng với sự biến động của nền kinh tế, chính sách quản lý ngoại hối ở nước ta được đổi mới triệt để về tư duy lẫn điều hành qua các giai đoạn lịch sử. Chính sách nới lỏng quản lý ngoại hối dần dần thay thế chính sách độc quyền kiểm sốt và kinh doanh ngoại hối Nhà nước. Cơ chế điều hành tỷ giá cũng được thay đổi căn bản từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm sốt. Các cơng cụ quản lý ngoại hối được sử dụng tương đối có hiệu quả.

Sau tháng 4/1945, mơ hình XHCN đã được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước. Với cơ chế tập trung bao cấp, trong một thời gian dài thị trường ngoại hối ở Việt Nam chưa có điều kiện hình thành và phát triển. Cho đến năm 1986, khi Đảng và Nhà nước quyết định chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước thì các yếu tố thị trường mới dần được hình thành và phát triển.

Quản lý trạng thái ngoại hối của các NHTM:

- Ngồi việc cơng bố tỷ giá và biên độ dao động thì NHNN còn quy định “giới hạn trạng thái ngoại hối” và bắt buộc các NHTM, các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ phải báo cáo định kỳ trạng thái ngoại hối của mình.

Trạng thái ngoại hối = Tài sản Có ngoại tệ – Tài sản Nợ ngoại tệ

(Foreign Exchange Position) (A) (B)

Tài sản Có ngoại tệ: tiền mặt ngoại tệ, tiền gửi ngoại tệ tại NHNN cho vay ngoại ngoại tệ, tài sản có ngoại tệ khác (ngoại tệ mua chưa nhận...)

Tài sản Nợ ngoại tệ: vốn huy động bằng ngoại tệ, vốn vay bằng ngoại tệ, tài sản nợ ngoại tệ khác (ngoại tệ bán chưa giao...)

Nếu A>B gọi là trạng thái ngoại hối dương (Long Position) Nếu A<B gọi là trạng thái ngoại hối âm (Short Position)

- Giới hạn trạng thái ngoại hối (Limit of foreign Exchange Position) chính là “giới hạn cao nhất” của trạng thái ngoại hối dương so với vốn tự có hoặc của trạng thái ngoại hối âm so với vốn tự có

Giới hạn trạng thái ngoại hối = =>Tỷ lệ quy định.

Hiện hành ở VN là giới hạn không quá 30% đối với tổng trạng thái dương hoặc âm cao nhất với tất cả các loại ngoại tệ và không quá 15% đối với trạng thái ngoại hối là USD.

- Trạng thái ngoại hối được NHNN quy định nhằm tránh trường hợp các NHTM hoặc các tổ chức tín dụng đầu cơ hoặc bán tháo ngoại tệ. Tuy nhiên trạng thái ngoại hối lại không được quy định cho các tổ chức tài chính phi ngân hàng (bảo hiểm, cơng ty tài chính…) nên tình trạng đầu cơ hoặc bán tháo trên thị trường vẫn xảy ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 74 - 75)