Nghiệp vụ thị trường mở thuần tuý

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 33 - 35)

- Cán cân thanh toán cân bằng nghĩa là lượng cung bằng lượng cầu ngoại tệ phát sinh như thế tỷ giá ổn định nhưng thực tế cán cân một nước rất hiếm khi ở trạng thá

3. Các cộng cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoá

3.2.2. Nghiệp vụ thị trường mở thuần tuý

Nghiệp vụ này được sử dụng để thay đổi lượng cung tiền lưu thơng từ đó làm thay đổi tỷ giá hoặc lãi suất thơng qua việc mua bán các giấy tờ có giá. Để cơng cụ này hoạt động có hiệu quả cần các điều kiện sau:

 Môi trường hoạt động của nghiệp vụ này là thị trường chứng khốn, do đó thị trường chứng khốn phải phát triển để phát huy được tác dụng. Tuy nhiên nghiệp vụ này vẫn có thể được sử dụng trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường vốn.

 Các loại chứng khoán được giao dịch bằng nghiệp vụ này phải có độ rủi ro thấp, tính thanh khoản cao, ổn định và quen thuộc với tầng lớp dân cư.

 Nghiệp vụ này phải được tiến hành một cách khách quan, khơng tạo ra xung đột lợi ích, vai trò của NHTW với các thành viên là ngang nhau.

 Có một cơ chế giám sát lượng cung cầu tiền và giá cả của các loại chứng khốn được mua bán nhằm có thể thực hiện việc giao dịch một cách thường xuyên phù hợp với nhu cầu trong lưu thông.

NHTW là người chủ động lựa chọn thành viên tham gia trên thị trường.Các đối tác này phải thoả mãn: có tình hình tài chính lành mạnh và việc giao dịch với các đối tác đó có lợi cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW. Mức độ thứ bậc sẽ phân chia như sau:

 NHTM và các tổ chức tín dụng: là trung gian tài chính cho nền kinh tế, khi NHTW tác động đến thì chính là tác động lan toả đến toàn bộ nền kinh tế.

 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng: là nơi huy động được một lượng lớn vốn dư thừa của xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nên NHTW muốn tác động đến lưu thơng tiền tệ thì cần tác động đến đội tượng này.

 Các khách hàng lớn

Nghiệp vụ này ngoài chức năng tác động đến lãi suất cịn có chức năng duy trì một tỷ giá hối đoái cố định với một số loại ngoại tệ nào đó. Trong trường hợp bản vị vàng thì nghiệp vụ này được sử dụng để duy trì tỷ giá tương ứng với biến động giá vàng (nghĩa là giá trị nội tệ cố định với giá vàng).

Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của đối tác mà dẫn đến sự hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở. Nếu trong nền kinh tế mà hệ thống NHTM là nơi tích tụ nhiều vốn thì việc tác động duy nhất đến hệ thống NHTM là có thể tác động lan toả đến tồn bộ nền kinh tế chứ không nhất thiết phải tác động đến toàn bộ các đối tác.

Nghiệp vụ thị trưởng mở có thể tác động một cách linh hoạt lên cung tiềntác động lên tỷ giá và giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà vì bản thân NHTW khi thực hiện nghiệp vụ thị trường mở được xem như là một chủ thể kinh doanh bình đẳng trên thị trường nên có thể chủ động một cách nhanh chóng trong mua và bán giấy tờ có giá và chính vì vai trị kinh doanh này của NHTW mà khi thực hiện chính sách tiền tệ thông qua công cụ này cũng sẽ dễ dàng hơn ví dụ như có thể tăng lãi suất để hấp dẫn các thành viên mua giấy tờ có giá.

 Để có thể thực hiện có hiệu quả chính sách hối đối thông qua nghiệp vụ thị trường mở, một trong những điều không thể thiếu được là địi hỏi NHTW phải có dự trữ ngoại tệ thật dồi dào và đủ lớn để có thể can thiệp vào thị trường khi cần thiết tức là phải xây dựng quỹ bình ổn ngoại hối. Chính sách này chỉ có tác dụng tạm thời và hạn chế sự biến động của tỷ giá chứ không thể thay đổi được tình hình tỷ giá trong nước. Nếu tỷ giá giảm sút do cán cân thanh toán quốc tế hay bị lạm phát, NHTW áp dụng chính sách hối đối là tung ngoại tệ ra bán thì sẽ làm cho dự trữ ngoại tệ càng căng thẳng, tình hình hao hụt ngày càng nghiêm trọng hơn do vậy tỷ giá hối đối càng bị giảm sút.

Do đó việc sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở cần phải có sự phối hợp điều chỉnh của nhiều chính sách vĩ mơ khác để điều hòa .

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (Trang 33 - 35)