Điều kiện về ngành, nghề kinhdoanh

Một phần của tài liệu Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” (Trang 33 - 35)

1.1. Khái quát chung về đăng ký doanh nghiệp

1.1.4. Điều kiện về ngành, nghề kinhdoanh

Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quyết định thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư và sự quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp. Ngày nay, tự do kinh doanh là quyền được hiến định của doanh nghiệp tại Điều 33 Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hóa trong Luật doanh nghiệp năm 2020. Luật cho phép nhà đầu tư chủ động đăng ký doanh nghiệp và được kinh doanh trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020. Nghĩa là ngồi nhóm ngành nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 thì nhà đầu tư có quyền tự do đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề còn lại.

Tuy nhiên, quyền tự do kinh doanh chỉ mang tính chất tương đối và có những giới hạn pháp lý nhất định đối với một số ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết theo luật định vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; đây được xem là điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp và được hiểu là “một trong những công cụ quản lý được Nhà nước sử dụng để thiết

lập và duy trì trật tự trong hoạt động kinh doanh”25.

Như vậy, đối với những ngành nghề bị cấm thì đương nhiên nhà đầu tư khơng được phép thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, sản xuất, kinh doanh. Riêng đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh khi đủ điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành và phải đảm bảo duy trì đủ điều kiện đó trong suốt q trình hoạt động kinh doanh. “Nhà nước đặt ra điều kiện kinh doanh không phải để hạn chế doanh nghiệp

25 Xem: Trần Thị Quang Hồng (2019), Điều kiện kinh doanh là công cụ quản lý nhà nước trong q trình hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 22, Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tr 20.

mà là để thực thi trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ những lợi ích mà Nhà nước quan tâm”26.

Quy định về ngành, nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh trong Luật Đầu tư năm 2020 tiếp tục thể hiện tinh thần của Hiến pháp năm 2013, với phương thức “chọn bỏ” những ngành nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh và những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam; đây được xem là phương pháp tiếp cận cởi mở, tốt hơn cho tư duy năng động sáng tạo, “chọn bỏ” là những gì cần loại bỏ thì cấm sản xuất kinh doanh, thì liệt kê danh mục cụ thể, ngồi danh mục cấm thì được phép tự do lựa chọn27. Hiện tại, pháp luật về đầu tư chỉ quy định 08 ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm: “Kinh doanh các chất ma

túy quy định tại Phụ lục I của Luật này; Kinh doanh các loại hóa chất, khống vật quy định tại Phụ lục II của Luật này; Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này; Kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vơ tính trên người; Kinh doanh pháo nổ; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ”28. Tuy nhiên, để phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phịng, an ninh Chính phủ quy định cụ thể việc sản xuất, sử dụng các sản phẩm tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư29. So với trước đây, luật đã bổ sung một ngành, nghề vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đó là ngành, nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ; về bản thân dịch vụ địi nợ th khơng gây nguy hại cho xã

26 Xem: Trần Thị Quang Hồng (2019), Điều kiện kinh doanh là công cụ quản lý nhà nước trong q trình

hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 22,

Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tr 20.

27 Xem: Thanh Hà (2019), Chọn “bỏ” hay chọn “cho”, đăng trên Báo điện tử Đại biểu nhân dân tại địa chỉ: https://daibieunhandan.vn/chon-bo-hay-chon-cho-417932, truy cập ngày 204/9/2021.

28 Xem: Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020.

hội nhưng điều mà nhiều người lo lắng chính là sự biến tướng của nó, hay nói một cách chính xác, là sự lợi dụng việc đăng ký kinh doanh ngành, nghề này để tiến hành các hoạt động đòi nợ bằng các biện pháp trái pháp luật, mà trong đó nguy hại và phổ biến nhất là hành vi cưỡng đoạt tài sản của người bị cho là mắc nợ30. Việc bổ sung kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh nhằm thúc đẩy doanh nghiệp hướng đến cách thức bảo đảm thực thi quyền địi nợ của mình một cách văn minh hơn, phù hợp với thơng lệ các nước như thông qua tịa án, trọng tài, hịa giải, từ đó trách rủi ro, ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín và kể cả rủi ro về pháp luật đối với doanh nghiệp.

Ngược lại, ngoài 08 ngành nghề bị cấm đầu tư, kinh danh nêu trên thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề khác. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; trong q trình hoạt động nếu có sự thay đổi về ngành, nghề kinh doanh thì doanh nghiệp chỉ làm thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định tại Điều 56 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ và Thơng tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. Khi đó, cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ cập nhật các thông tin thay đổi vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” (Trang 33 - 35)