1.3 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp tạ
1.3.5. Giai đoạn từ năm 2021 trở đi
Ngày 17 tháng 6 năm 2020 tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV Quốc hội đã thơng qua Luật Doanh nghiệp năm 2020 với 10 chương, 218 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 thay thế Luật Doanh nghiệp 2014. Việc ban hành Luật doanh nghiệp năm 2020 thể hiện sự chủ động của Nhà nước nhằm đưa những thực tiễn quốc tế tốt, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp
35 Xem: Tô Hà, Bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, đăng tại địa chỉ
https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/bao-dam-quyen-tu-do-kinh-doanh-cua-nguoi-dan-doanh-nghiep-377917/, truy cập ngày 19/7/2021 lúc 19 giờ 10 phút.
và bảo vệ nhà đầu tư, nâng cao khung khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp để đạt được những chuẩn mực của khu vực và quốc tế; tạo môi trường pháp lý thơng thống, giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được những cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), hướng tới mục tiêu môi trường kinh doanh của Việt Nam ở top 4 ASEAN.
Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2020 được kỳ vọng mang lại sự đột phá, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hoàn thiện khung pháp lý hiện đại, định hướng cho các hoạt động quản trị chuyên nghiệp, phát triển chất lượng cũng như số lượng các doanh nghiệp lớn mạnh, thích ứng kịp thời với làn sóng kinh doanh thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới36.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 về mặt kỹ thuật là văn bản thay thế hoàn toàn Luật Doanh nghiệp năm 2014. Các quy định mới trong Luật Doanh nghiệp 2020 được coi là tiến bộ và phù hợp hơn với thực tiễn tốt của khu vục và thế giới, phải kể đến như:
Một là: Mở rộng phạm vi, đối tượng khơng có quyền thành lập, góp vốn,
mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp, bao gồm: cơng nhân cơng an; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người đang bị tạm giam; tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự … .
Hai là, lần đầu tiên Luật doanh nghiệp ghi nhận cụ thể về các phương thức thực hiện đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo đó người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh có ba phương thức là: đăng ký trực tiếp; đăng ký qua dịch vụ bưu chính; đăng ký qua mạng thơng tin điện tử37. Việc ghi nhận đa dạng các phương thức nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là sự tiến bộ đáng ghi nhận, là tiền đề thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đăng ký doanh
36 Xem: Vương Thanh Thúy (2021), Điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 dành cho doanh nghiệp,
NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr 7.
nghiệp, hướng đến sự thuận lợi về khởi sự kinh doanh cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; đặc biệt việc luật hóa quy định về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; góp phần đẩy mạnh tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử trong thời gian tới; cắt giảm chi phí và thời gian đăng ký doanh nghiệp, cải thiện chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế và các hoạt động quản lý nhà nước diễn ra nhanh hơn.
Ba là: Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu và
thay đổi phương thức quản lý dấu, trao quyền cho doanh nghiệp. Đây được xem là bước cải cách cuối cùng về con dấu của doanh nghiệp; theo đó, doanh nghiệp tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp; việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Như vậy, có thể nói Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã chính thức khai tử vai trò của con dấu theo các quy định cũ, khép lại một chương quan trọng trong hành trình con dấu đồng hành cùng doanh nghiệp. Sự thay đổi này được đánh giá là giúp Việt Nam tiệm cận gần hơn với quy chuẩn của thế giới. Theo thống kê của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group), trong số 189 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng về môi trường kinh doanh tại báo cáo Doing Business năm 2018, chỉ có 7 quốc gia quy định bắt buộc doanh nghiệp phải có dấu, 72 quốc gia cho phép doanh nghiệp được lựa chọn việc có sử dụng dấu hay khơng, số cịn lại khơng sử dụng dấu doanh nghiệp. Việc lược bớt quy định, thủ tục hành chính bắt buộc về con dấu doanh nghiệp sẽ nâng cao thứ hạng chỉ số khởi sự kinh doanh mà Việt Nam từng bị Nhóm Ngân hàng Thế giới đánh giá thấp do ảnh hưởng của thủ tục hành chính rườm rà liên quan đến con dấu. Cải cách này cũng đồng nghĩa với việc xúc tiến, tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng dấu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính về dấu được lược bỏ nhằm tạo
thuận tiện, giảm chi phí, nghĩa vụ cho doanh nghiệp và giảm áp lực cho Cơ quan Nhà nước. Sự thay đổi này là xu hướng tất yếu trong quá trình Việt Nam hội nhập với thế giới38.
38 Xem: Hoàng Nguyễn Hạ Quyên (2021), Lịch sử con dấu và quy định mới tại Luật Doanh nghiệp 2020,
những điểm cần lưu ý, Ấn phẩm “Nhận định điểm mới của Luật –Tạo bứt phá cho doanh nghiệp năm 2021,
Kết luận Chương 1
Qua nghiên cứu pháp luật về đăng ký doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn, thi hành Luật doanh nghiệp, cho thấy rằng Nhà nước ta luôn xem trọng vai trị của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2020 là sự chủ động, kịp thời của các nhà làm luật trong việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý về gia nhập thị trường và quản trị doanh nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay.
Ngồi việc nghiên cứu về q trình hình thành và phát triển của pháp luật về doanh nghiệp và những điểm mới trong thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Chương 1 còn nghiên cứu, làm rõ về khái niệm, vai trò, ý nghĩa của hoạt động đăng ký doanh nghiệp; tìm hiểu và làm rõ các vấn đề liên quan đến chủ thể đăng ký doanh nghiệp, điều kiện chính mà nhà đầu tư phải đáp ứng khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cũng như tìm hiểu về thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của luật hiện hành.
Trên cơ sở này, Luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu việc áp dụng pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp; đề xuất những biện pháp phù hợp với thực tiễn góp phần thực hiện hiệu quả định hướng phát triển doanh nghiệp tại tỉnh Tiền Giang.
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH TIỀN GIANG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT