Một số giải pháp thực thi pháp luật về đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền

Một phần của tài liệu Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” (Trang 89 - 103)

tỉnh Tiền Giang

Để doanh nghiệp trở thành một cơng cụ kinh doanh rẻ hơn, an tồn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, qua đó tăng cường thu hút, huy động mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh phát triển đất nước, Tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới như sau :

Một là, tiếp tục thiết lập cơ chế hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2020 cùng với việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, thủ tục thành lập doanh nghiệp ngày một thơng thống, đơn giản hóa hồ sơ và các thủ tục hành chính trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được quyền tự kê khai và tự chịu trách nhiệm với thông tin mà mình khai với cơ quan đăng ký kinh doanh, thời gian giải quyết thủ tục được rút ngắn, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm … cho nên đã thúc đẩy sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp ra đời. Tuy nhiên, với sự thông thống này đã bị khơng ít cá nhân, tổ chức lợi dụng để thành lập nhiều doanh nghiệp để gian lận thuế, trốn thuế, chiếm đoạt tiền của Nhà nước hoặc lừa đảo khách hàng, phổ biến là các lĩnh vực du lịch, giới thiệu việc làm, bất động sản … . Nguyên nhân chủ yếu là do công tác kiểm tra sau khi thành lập chưa chặt chẽ, có nơi cịn lơ là, chưa thường xuyên, hiệu quả thấp; cơ chế phối hợp kiểm tra, xử lý hoạt động của doanh nghiệp giữa các cơ quan quản lý nhà nước cũng còn lỏng lẻo; chế tài xử lý còn thấp, chưa đủ sức răn đe. Trước thực trạng đó, địi hỏi Chính phủ và các bộ, ngành cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế, chính sách đối với cơng tác quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, đặc biệt là kiểm tra việc chấp hành các điều kiện kinh doanh trong các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; bn bán, sản xuất hàng gian, giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, … Việc thực hiện nghiêm công tác hậu kiểm doanh nghiệp sẽ góp phần hình thành một mơi trường kinh doanh lành mạnh, cơng bằng, bảo đảm trật tự an tồn xã hội.

Hai là, về phiếu lý lịch tư pháp của người thành lập doanh nghiệp

Hiện nay luật cho phép Cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong một số trường hợp. Để tạo điều kiện tốt nhất, giảm chi phí cho nhà đầu tư, thì Chính phủ cần phải có quy định về việc phối hợp, liên thơng giữa Phịng Đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (hiện nay do Sở Tư pháp) trên hệ thống mạng điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an, tiến tới việc bỏ hoàn toàn quy định yêu cầu về phiếu lý lịch tư pháp,

chuyển sang trách nhiệm thẩm định lý lịch tư pháp thuộc về cơ quan đăng ký doanh nghiệp nhằm cắt giảm hơn nữa thủ tục hành chính, điều kiện gây khó khăn cho q trình gia nhập thị trường của doanh nghiệp.

Ba là, thống nhất về nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị và nhân

dân về cơng tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị; coi nhiệm vụ hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, tạo lập môi trường đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả thiết thực. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017; Luật Doanh nghiệp năm 2020; Luật Đầu tư năm 2020 và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia các năm từ 2021 đến 2025, … .

Bốn là, thường xun rà sốt, cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian

giải quyết hồ sơ, công bố kịp thời, đầy đủ, minh bạch các thủ tục hành chính mới, thủ tục liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa dịch vụ hành chính cơng, tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Năm là, nâng cao hiệu quả các phương thức đăng ký doanh nghiệp, nhất là

phương thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử nhằm giảm chi phí, thời gian và phù hợp với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và có thể kéo dài như hiện nay.

Sáu là, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư,

đảm bảo mơi trường thuận lợi, bình đẳng, phát triển sản xuất kinh doanh đúng chính sách, pháp luật, trên nguyên tắc “Doanh nghiệp được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm”. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối thoại, tiếp xúc, gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư ở cấp tỉnh đến cấp huyện, tạo niềm tin về sự đồng hành, gần gũi giữa chính quyền và doanh nghiệp. Tiếp tục nâng cao vai trò của Chi hội doanh nghiệp, Hội Doanh nhân làm cầu nối giữa các hội viên với các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.

Bảy là, đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ theo tinh thần hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, chống các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu doanh nghiệp trong quá trình đăng ký doanh nghiệp

Tám là, thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục kiến thức kinh doanh, khởi nghiệp trong toàn tỉnh; khuyến khích, động viên tinh thần kinh doanh, ý chí khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhất là trong thanh niên, sinh viên và trong cộng đồng doanh nghiệp. Đẩy mạnh xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong tỉnh; chú trọng bồi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân có trình độ chun mơn cao, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm với xã hội.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”; Đề án Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2019 - 2022 do Trung ương Đoàn ban hành.

- Hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khu công nghệ cao, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung, các quỹ đầu tư khởi

nghiệp đổi mới sáng tạo; tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và trung tâm khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo; kết nối doanh nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư trong và ngoài tỉnh.

- Hướng dẫn chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong việc đối chiếu, ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp chưa có trong các mã ngành kinh doanh theo quy định hiện hành vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Kết luận chương 2

Thông qua việc nghiên cứu những báo cáo, số liệu của các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh Tiền Giang, đã cho thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình đăng ký doanh nghiệp của tỉnh Tiền Giang trong những năm gần đây. Trên cơ sở tình hình, kinh tế, xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong năm 2020 và định hướng phát triển kinh tế 05 năm của tỉnh 2020 – 2025; tác giả đã có phân tích, trình tự, thủ tục thực hiện pháp luật về đăng ký doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động đăng ký doanh nghiệp trong những năm gần đây theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020; có sự so sánh kết quả của các phương thức đăng ký doanh nghiệp ở các năm và nêu lên những thành tựu nổi bật của hoạt động đăng ký doanh nghiệp của tỉnh.

Đồng thời, trên cơ sở phân tích, đánh giá, tác giả cũng đã chỉ ra những hạn chế, bất cập của luật ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động đăng ký doanh nghiệp của tỉnh thời gian qua; có kiến nghị, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới góp phần tiếp tục cải thiện mơi trường đầu tư, kinh doanh, hồn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 05 năm (2020 – 2025) của tỉnh Tiền Giang.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua nghiên cứu pháp luật về đăng ký doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn, thi hành Luật doanh nghiệp, cho thấy rằng Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta ln xem trọng vai trị của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay; xem đây vừa là bộ phận quan trọng vừa là động lực phát triển kinh tế quốc gia. Để làm được điều này đòi hỏi những quy định pháp luật về gia nhập thị trường phải được hoàn thiện và phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và thế giới. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp có vai trị và ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với tất cả các nhà đầu tư muốn tham gia thị trường trên lãnh thổ Việt Nam, là tiền đề quan trọng trong quản lý nhà nước về doanh nghiệp, cũng như việc thực hiện các chính sách điều tiết nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đảm bảo phát triển đúng định hướng; thể hiện tính cơng khai, minh bạch của nhà đầu tư và nhà nước trong việc hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của người dân theo Hiến pháp năm 2013.

Tỉnh Tiền Giang là một tỉnh có tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực dồi dào; là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cửa ngỏ vào Miền Tây Nam Bộ và là địa bàn giao lưu khối lượng lớn nơng sản, hàng hóa của miền Tây với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông Nam Bộ. Với định hướng phát triển thành 03 vùng kinh tế trọng điểm nhằm khai thác hiệu quả lợi thế của từng vùng để thu hút, phát triển các ngành, nghề phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh. Chính vì vậy, hoạt động đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong những năm gần đây cực kỳ sơi nổi và có sự tác động tích cực từ những chính sách của tỉnh, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Qua việc nghiên cứu “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” đã cho thấy được bức tranh tồn cảnh về tình hình đăng ký doanh nghiệp của tỉnh Tiền Giang trong những năm gần đây, những thuận lợi, khó

khăn, thách thức trong bối cảnh chuyển tiếp pháp luật về doanh nghiệp; qua đó đặt ra cho tỉnh Tiền Giang nhiều thời cơ, thuận lợi hơn, nhưng vẫn cịn đó nhiều vấn đề cần phải kiến nghị, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đăng ký doanh nghiệp để đảm bảo hơn nữa quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, tiếp tục theo kịp với những thông lệ tốt của khu vực và thế giới, đồng thời phải đảm bảo được sự quản lý, điều hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác giả kiến nghị trong thời gian tới pháp luật cần hoàn thiện theo hướng: tiếp tục thiết lập cơ chế hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; tăng cường cơ chế liên thông các bộ, ngành tiến tới bỏ quy định về phiếu lý lịch tư pháp của người thành lập doanh nghiệp; mở rộng độ tuổi có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Đối với hoạt động đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới cần tập trung triển khai nhất quán về nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị và nhân dân về công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận cao trong tồn xã hội; tiếp tục tạo lập mơi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để phát triển doanh nghiệp; tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ nhằm tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh; vận động; khuyến khích, tạo thuận lợi để các hộ kinh doanh có đủ điều kiện chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp và nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, thông qua Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” của mình, Tác giả đã làm rõ được những vấn đề lý luận và thực tiễn về đăng ký doanh nghiệp, qua đó đã phân tích đánh giá một cách khái quát về bức tranh chung của tỉnh về tình hình đăng ký doanh nghiệp những năm gần đây và nêu lên được những hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật, đồng thời cũng đề xuất, kiến nghị những giải pháp với mong muốn góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ngày càng thuận lợi, đơn giản và hiệu quả nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. VĂN BẢN CỦA ĐẢNG

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (tập 1), NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.

2. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

3. Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Tiền Giang về lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

4. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI.

II. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

5. Hiến pháp năm 1992. 6. Hiến pháp năm 2013. 7. Bộ Luật Dân sự năm 2015.

8. Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). 9. Luật Chứng khoán 2019

10. Luật Công an nhân dân 2018 11. Luật Công ty năm 1990 12. Luật Đầu tư năm 2014 13. Luật Đầu tư năm 2020

14. Luật Doanh nghiệp năm 1999

Một phần của tài liệu Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” (Trang 89 - 103)