Giai đoạn từ năm 1990 đến 1999

Một phần của tài liệu Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” (Trang 49 - 52)

1.3 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp tạ

1.3.1. Giai đoạn từ năm 1990 đến 1999

Sau ngày đất nước hồn tồn giải phóng, thống nhất đất nước 30/4/1975, nước ta bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển đất nước sau chiến tranh. Ngày 29/9/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III đã họp và ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, đã quyết định một số vấn đề trọng điểm như: Nền kinh tế chỉ còn hai thành phần kinh tế chính là Quốc doanh (trong lĩnh vực cơng và thương nghiệp) và tập thể (trong lĩnh vực nông nghiệp, lấy hợp tác xã cấp cao làm nòng cốt); đồng nghĩa với việc không thừa nhận kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, sau 05 năm thực hiện, nền kinh tế đã phát sinh những hạn chế, bất cập, rơi vào khủng hoảng. Nhận thức được vấn đề này, 20/9/1979, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 4 ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW với những đổi mới trong tư duy quản lý kinh tế như: cho phép kết hợp kế hoạch hóa với cơ chế thị trường; cho phép địa phương tiến hành xuất nhập khẩu. Từ đó, nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc; từ năm 1981, sản lượng lương thực tăng mạnh, giá trị sản lượng công nghiệp tăng khá, thâm hụt thương mại giảm đáng kể.

“Nước ta bắt đầu đổi mới từ cuối thập niên năm 1980, bắt đầu từ năm 1986, đặc biệt giai đoạn 1986 – 1990, là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới; đồng thời thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát triển”34. Cụ thể là năm 1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới tồn diện, trong đó một mục tiêu cực kỳ quan trọng là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, trong đó khu vực dân doanh đóng vai trị quan trọng. Để thực hiện mục tiêu này, năm 1987 Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài, đây là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại nước ta.

Từ đây, nền kinh tế Việt Nam nói chung, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân bắt đầu phát triển mạnh. Chính vì sự phát triển mạnh mẽ của khối kinh tế tư nhân, đòi hỏi Nhà nước phải ban hành những đạo luật để điều chỉnh hoạt động của những chủ thể kinh doanh này.

Ngày 21 tháng 12 năm 1990, Quốc hội Khóa VIII thơng qua Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990, đây là những văn bản pháp lý đầu tiên quy định về việc thành lập và hoạt động của các chủ thể kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Lúc này, khối kinh tế tư nhân được pháp luật quy định gồm các loại hình: cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (theo Luật Công ty 1990) và doanh nghiệp tư nhân (theo Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990).

Mặc dù, các văn bản luật này quy định còn sơ khai, chưa đầy đủ, nhưng đây được xem là những cơ sở pháp lý tiền đề, mở ra con đường phát triển của mơ hình kinh tế tư nhân ngày nay. Trong bối cảnh đó, vấn đề tổ chức, cơ chế về công tác Đăng ký kinh doanh được hình thành và từng bước được điều chỉnh cho phù hợp. Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty bộ phận Đăng ký kinh doanh

34 Xem: Đỗ Thị Thảo và Nguyễn Thị Phong Lan (2013), Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã

hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay. Truy cập ngày 19/7/2021, tại https://hcma.vn/tintuc/Pages/dien- dan-chinh-tri-tu-tuong.aspx?CateID=201&ItemID=21992

thuộc Trọng tài Kinh tế được thành lập tại cấp tỉnh và đi vào hoạt động từ năm 1991. Đến năm 1994, do yêu cầu quản lý và nhất là để chủ động, kịp thời xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, bộ phận Đăng ký kinh doanh được chuyển sang cho Ủy ban Kế hoạch tỉnh (nay là Sở Kế hoạch và Đầu tư). Nhiệm vụ chủ yếu của Bộ phận Đăng ký kinh doanh là tiếp nhận hồ sơ ban đầu, phối hợp các ngành chức năng liên quan, các cấp thẩm tra hồ sơ. Q trình này thực chất là cơng tác “tiền kiểm” tất cả các vấn đề liên quan từ nhân thân người thành lập doanh nghiệp, về vốn và tài sản đưa vào kinh doanh, về phương án và hiệu quả sản xuất, kinh doanh ... từ kết quả thẩm tra sẽ tổ chức họp Hội đồng xét duyệt (gồm đại diện một số ngành chức năng) để đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập doanh nghiệp. Khi Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định cho phép thành lập doanh nghiệp, bộ phận Đăng ký kinh doanh mới tiến hành thủ tục đăng ký cho doanh nghiệp theo Luật định.

Trong giai đoạn 1991-1999, việc đăng ký kinh doanh thực chất là sự “xin phép” của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Thủ tục thành lập doanh nghiệp phải qua sự kiểm tra, thẩm định, đánh giá và chứng nhận của cả hệ thống cơ quan nhà nước từ cấp phường xã, cấp huyện đến cấp tỉnh. Cá biệt có những lĩnh vực phải có cả ý kiến của các cơ quan trung ương. Do những quy định có phần quá chặt chẽ, nên trong giai đoạn này để một doanh nghiệp ra đời và đi vào hoạt động phải trải qua rất nhiều thủ tục, với thời gian khá dài. Với quy trình này và các thủ tục khá rườm rà, thời gian để thành lập một doanh nghiệp thường mất từ 40 - 60 ngày, cá biệt có những trường hợp thời gian còn dài hơn.

Qua gần 10 năm thi hành Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, hai đạo luật này đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu mà hai đạo luật mang lại là hết sức to lớn, thúc đẩy quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế nhất định của đất nước. Tuy nhiên trong quá trình thi hành cũng xuất hiện các bất cập lớn cần phải sửa đổi, bổ sung, như: thủ tục thành lập doanh nghiệp rườm

rà, trải qua hai giai đoạn thành lập và đăng ký kinh doanh đã tạo ra một cơ chế xin - cho gây nhiều phiền hà cho các nhà đầu tư; các quy định về vốn pháp định, đã ngăn cản số lượng lớn những người muốn thành lập doanh nghiệp và tham gia vào nền kinh tế; việc quy định một cách thiếu rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan này tạo ra một cơ chế quản lý nhà nước khơng chặt chẽ và gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Chính vì những bất cập lớn mà hai đạo luật doanh nghiệp mang lại cùng với yêu cầu phát triển kinh tế của nước ta lúc bấy giờ, đặt ra yêu cầu cần phải ban hành một đạo luật về doanh nghiệp có phạm vi điểu chỉnh rộng hơn, nội dung đẩy đủ, bao quát hơn và phù hợp hơn với yêu cầu quản lý Nhà nước và u cầu đa dạng hóa hình thức kinh doanh, thúc đẩy, huy động phát triển nội lực phát triển kinh tế trong thời đại mới.

Một phần của tài liệu Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” (Trang 49 - 52)