Tình hình đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” (Trang 68 - 74)

Nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; ngày 27/12/2016, Tỉnh ủy Tiền Giang ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, đặt ra mục tiêu đến năm 2020, tồn tỉnh có trên 5.000 doanh nghiệp hoạt động, tạo việc làm cho 200.000 lao động; tổng vốn đầu tư trong 5 năm (2016 - 2020) của khu vực doanh nghiệp thực hiện từ 70 đến 100 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tiếp tục cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhất là các chỉ số thành phần còn thấp, phấn đấu đến năm 2020, xếp hạng PCI của tỉnh nằm trong tốp 30 của cả nước.

Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch hành động 100/KH-UBND ngày 12/3/2017 để triển khai thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU; Kế hoạch hành động 253/KH-UBND ngày 19/9/2017 (bổ sung) thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ và Nghị quyết 06- NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang; trong đó, giao chỉ tiêu cụ thể về phát triển doanh nghiệp cho từng huyện, thành, thị giai đoạn 2017-2020. Qua đó, đã có tác động tích cực đến số lượng doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh, thể hiện qua các số liệu sau :

- Tổng số doanh nghiệp thành lập mới trong 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 là 3.343 doanh nghiệp, tăng 1,6 lần so giai đoạn 2011-2015 (giai đoạn 2011-2015, thành lập mới 2.116 doanh nghiệp). Tính đến cuối năm 2020, tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn 6.290 doanh nghiệp, vượt 25,8% so với kế hoạch (chỉ tiêu đề

ra 5.000 doanh nghiệp hoạt động); tạo việc làm cho 190.466 lao động, đạt 95,2% so với kế hoạch (chỉ tiêu đề ra 200.000 lao động).

- Tổng vốn đầu tư trong 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 của khu vực doanh nghiệp thực hiện 76 ngàn tỷ đồng, chiếm 48,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Nghị quyết 70 đến 100 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội).

- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) có điểm số được cải thiện và tăng dần qua các năm; năm 2017 đạt 61,44 điểm, xếp hạng 40/63 tỉnh, thành; năm 2018 đạt 62,75 điểm, xếp hạng 38/63 tỉnh, thành; năm 2019 đạt 63,91 điểm, xếp hạng 46/63 tỉnh, thành; năm 2020 đạt 62,78 điểm, xếp hạng 45/63 tỉnh, thành.

Về cơ cấu các doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2018 – 2020 (với 2.143 doanh nghiệp) như sau:

- Phân theo ngành nghề: các doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh giai

đoạn 2018 - 2020 hoạt động trong khu vực ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 62,2%; doanh nghiệp trong khu vực ngành nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất: 2,6%; doanh nghiệp khu vực ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 28,6% và có xu hướng tăng trong các năm gần đây: năm 2018: chiếm tỷ trọng 28% tăng lên 29,3% năm 2019 và 34% năm 2020.

- Phân theo địa bàn hoạt động: số lượng doanh nghiệp thành lập mới chủ yếu tập trung vào khu vực trung tâm (thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo) với tổng số doanh nghiệp thành lập mới là 1.317 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 61,5%; kế đến là khu vực phía Tây (Thị xã Cai Lậy, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Tân Phước) với tổng số doanh nghiệp thành lập mới là 573 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 26,7% và khu vực phía Đơng (Thị xã Gị Cơng, huyện Gị Cơng Đơng, huyện Gị Cơng Tây, huyện Tân Phú Đông) với số doanh nghiệp thành lập ít nhất: 253 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 11,8%.

- Phân theo loại hình doanh nghiệp: Trong số doanh nghiệp thành lập mới giai

đoạn 2018 - 2020, loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 91,5% (trong đó, cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chiếm 69,6%,

công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chiếm 21,9%); loại hình cơng ty cổ phần chiếm 3,9% và loại hình doanh nghiệp tư nhân chiếm 3,8%.

- Phân theo quy mô doanh nghiệp: Quy mơ vốn bình quân của các doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2018 - 2020 là 7,1 tỷ đồng/doanh nghiệp, trong đó cụ thể từng nhóm doanh nghiệp theo quy mơ vốn như sau: doanh nghiệp có vốn đăng ký không quá 03 tỷ đồng: 1.547 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 72,2%; doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 03 tỷ đồng và không quá 20 tỷ đồng: 516 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 24,1%; doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 20 tỷ đồng và không quá 50 tỷ đồng: 41 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 1,9%; doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 50 tỷ đồng và khơng quá 100 tỷ đồng: 17 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 0,8%; doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng: 19 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 0,9%.

- Về độ tuổi người thành lập doanh nghiệp: người thành lập mới doanh nghiệp

có xu hướng trẻ hóa trong các năm gần đây cho thấy thanh niên khởi nghiệp (độ tuổi 18 - 35 tuổi) tăng nhanh, năm 2017 có 248 doanh nghiệp do thanh niên khởi nghiệp thành lập, chiếm 38,8% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng bình quân 32,6% so với năm 2016, cho thấy sự trẻ hóa trong cơ cấu doanh nghiệp thành lập mới (năm 2015: chiếm 25,5%; năm 2016: chiếm 33,7%; năm 2017: chiếm 38,8%; năm 2018: chiếm 40,3%; năm 2019: 43,7%); năm 2020, doanh nghiệp do thanh niên khởi nghiệp thành lập là 334 doanh nghiệp, chiếm 49% tổng số doanh nghiệp thành lập mới.

Với những kết quả nêu trên cho thấy lĩnh vực thành lập và hoạt động doanh nghiệp là một trong những điểm sáng của tỉnh trong những năm gần đây; Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang đã triển khai quyết liệt, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp; các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, trình tự, cách thức thực hiện và thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đều được niêm yết công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư với 56 thủ tục hành

chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp43. Đội ngũ cán bộ, cơng chức Phịng Đăng ký kinh doanh ln thể hiện tinh thần hỗ trợ và đồng hành doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, với biên chế hiện có là 05 cơng chức, gồm 01 trưởng phịng, 01 phó trưởng phịng và 03 chun viên.

- Cách thức tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được thực hiện với quy trình, thủ tục đơn giản:

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh không tham gia tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trang bị máy tính, máy in phục vụ miễn phí cho doanh nghiệp thực hiện các hồ sơ, thủ tục, giúp doanh nghiệp giảm thời gian đi lại.

+ Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử do Phòng Đăng ký kinh doanh trực tiếp tiếp nhận, xử lý trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư để trả kết quả cho doanh nghiệp.

Theo báo cáo, số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang, năm 2020, Phòng Đăng ký kinh doanh đã tiếp nhận 6.769 hồ sơ, thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, tăng 30,6% so với năm 2019 và tăng 62,8% so với năm 2016; tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn hàng năm luôn đạt trên 99%.

43 Xem: Quyết định số 2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc cơng bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp; thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang.

Bảng 2.1: Tình hình tiếp nhận hồ sơ hàng năm tại Phịng Đăng ký kinh doanh

của tỉnh Tiền Giang.

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang (2021)

Với số liệu Bảng 2.1 thể hiện sự gia tăng đáng kể về số lượng hồ sơ liên quan hoạt động đăng ký doanh nghiệp qua từng năm; cho thấy rằng, người dân ngày một quan tâm hơn đến việc thực thi các chính sách pháp luật về doanh nghiệp, từng bước tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bài bản, khoa học đáp ứng những chuẩn mực của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, giảm dần các loại hình kinh doanh tự phát, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về doanh nghiệp. Thông qua việc tương tác giữa người dân và doanh nghiệp, tỉnh đã kịp thời phát hiện, tháo gỡ những rào cản, bất cập trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như điều chỉnh những chính sách của địa phương để phù hợp hơn, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư: tỉnh thường xuyên tổ chức các hội nghị đối thoại doanh nghiệp, tổ chức các Đoàn đến thăm và làm việc với doanh nghiệp; các sở, ban, ngành cũng giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp trong công tác quản lý chuyên ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị cũng tích cực giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, hộ kinh doanh thông qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn; kịp

thời triển khai hiệu quả các chính sách, hướng dẫn hỗ trợ đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19.

Với việc, đẩy mạnh cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã được triển khai tích cực, đảm bảo công khai tiến độ giải quyết hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử thực hiện theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử. Đồng thời, ngày 01/01/2020, Trung tâm phục vụ hành chính cơng của tỉnh đi vào hoạt động, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tất cả các hồ sơ giải quyết và trả kết quả đúng hạn và trước hạn trong đó có thủ tục về đăng ký doanh nghiệp, đã góp phần giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức, cắt giảm các chi phí đi lại, chi phí khác liên quan … của nhà đầu tư. Chỉ riêng trong năm 2020, tồn tỉnh có 680 doanh nghiệp thành lập mới tăng 1,5% so với năm 2019 và tăng 21,4% so với năm 2016, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là 6.290 doanh nghiệp.

Bảng 2.2: Thống kê tình hình đăng ký doanh nghiệp từ năm 2016 - 2020 Năm Thành lập mới So cùng kỳ năm trước Vốn đăng ký (tỷ đồng) Số doanh nghiệp hoạt động (31/12) 2016 560 Tăng 13% 2.775,7 3.848 2017 640 Tăng 14,3% 2.764,2 3.986 2018 700 tăng 9,4% 4.366,7 4.253 2019 670 giảm 4,2% 6.048 4.536 2020 680 tăng 1,5% 5.400 6.290

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang (2021) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu trong Bảng 2.2 cho thấy được sự tăng tưởng đáng kể hàng năm của số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong những năm gần đây thể hiện những chủ trương, chính sách của tỉnh trong hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp của tỉnh là đúng hướng, phát huy hiệu quả tích cực, tạo được niềm tin của người dân và doanh nghiệp an tâm đầu tư vào thị trường tiềm năng của tỉnh nhà, minh chứng cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI chuyển biến theo hướng

tích cực, điểm số PCI tăng dần qua các năm (điểm số PCI của tỉnh năm 2017 đạt 61,44 điểm; năm 2018 là 62,75 điểm; năm 2019 đạt 63,91 điểm; năm 2020 đạt 62,78 điểm, so với năm 2017 tăng 1,34 điểm).

Mặc dù, trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, đặc biệt những tháng đầu năm 2021, tại tỉnh Tiền Giang dịch bệnh bùng phát trở lại, diễn biến phức tạp và tác động nặng nề đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và đến cơng tác phát triển doanh nghiệp nói riêng, số lượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh thành lập mới trên địa bàn tỉnh có giảm đáng kể, tuy nhiên trong 07 tháng đầu năm đã có 361 doanh nghiệp thành lập mới, với vốn đăng ký 2.600,7 tỷ đồng (trong đó: có 29 doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh), đạt 50,8% so với kế hoạch năm 2021; ước thực hiện cả năm 2021, số doanh nghiệp thành lập mới là 710 doanh nghiệp, đạt 100% kế hoạch; tổng vốn đăng ký là 5.000 tỷ đồng; ước đến cuối năm 2021, tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là 6.700 doanh nghiệp44. Đây được xem là kết quả tích cực từ việc triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19 và là niềm tin của nhà đầu tư vào khả năng phục hồi kinh tế sau đại dịch; đồng thời là kết quả của việc thực hiện các chính sách cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, mời gọi đầu tư và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” (Trang 68 - 74)