1.3 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp tạ
1.3.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến giữa năm 2005
Ngày 12 tháng 6 năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 1999 ra đời trên cơ sở hợp nhất Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990.
Luật Doanh nghiệp năm 1999 ra đời với 02 nội dung quan trọng và nổi bật: mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, nhà nước tổ chức quản lý, giám sát theo nguyên tắt công khai, minh bạch. Luật Doanh nghiệp năm 1999 cũng lần đầu tiên quy định về hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và cơng ty hợp danh. Trong đó, chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có thể là tổ chức; ngồi ra, cơng ty hợp danh khơng có tư cách pháp nhân.
Điểm đột phá và tiến bộ của Luật Doanh nghiệp năm 1999 là đã thay đổi bản chất của việc đăng ký kinh doanh từ xin phép thành lập doanh nghiệp, tiến hành kinh doanh sang thông báo với các cơ quan có thẩm quyền về sự ra đời và hoạt động của doanh nghiệp. Việc xóa bỏ chế độ xin phép chuyển sang chế độ thông báo, nhằm phát huy tối đa quyền tự do kinh doanh của công dân theo Hiến pháp năm 1992. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh đã được rút ngắn nhiều lần so với trước đây. Các khâu kiểm tra, thẩm định, đánh giá và chứng nhận được giảm
thiểu tối đa và giao cho người thành lập doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của tất cả các thơng tin đăng ký. Nói một cách khác, từ năm 2000 khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực cơng tác đăng ký kinh doanh đã chuyển từ “tiền kiểm” sang cơ chế “hậu kiểm”. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã rút ngắn từ 60 ngày kể từ ngày nhận đơn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; 30 ngày kể từ ngày nhận đơn đối với doanh nghiệp tư nhân chỉ còn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ giúp đơn giản hóa thủ tục tham gia kinh doanh và giảm chi phí cho doanh nghiệp.