Điều kiện về đặt tên doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” (Trang 35 - 38)

1.1. Khái quát chung về đăng ký doanh nghiệp

1.1.5. Điều kiện về đặt tên doanh nghiệp

Đặt tên là một trong những quyền tự do thành lập và tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Trước khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, một trong những việc quan trọng mà nhà đầu tư phải thực hiện là đặt tên cho doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Ở một số doanh nghiệp, tài sản lớn nhất là tên doanh nghiệp; tên doanh nghiệp chứa đựng những giá trị cốt lõi mà

30 Xem: Nguyễn Công Phú (2021), Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và hành vi đầu tư kinh doanh bị cấm

theo Luật Đầu tư 2020, Ấn phẩm “Nhận định điểm mới của Luật - Tạo bứt phá cho doanh nghiệp năm 2021,

nhà đầu tư muốn tạo dựng và thể hiện mục tiêu của doanh nghiệp; gắn liền với doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, là ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng; đồng thời là đặc điểm để phân biệt với các doanh nghiệp khác; do đó, nhiều doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để quảng cáo và thu hút sự quan tâm của công chúng.

Để đặt tên doanh nghiệp bắt buộc nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp năm 2020; đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc đặt tên cho doanh nghiệp phải tuân thủ 02 quy định quan trọng sau:

Một là, tên doanh nghiệp phải có cấu trúc gồm hai thành tố:

Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định rõ tên tiếng Việt của doanh nghiệp được tạo thành từ hai thành tố gồm: loại hình doanh nghiệp và tên riêng được sắp xếp theo thứ tự như sau: Tên doanh nghiệp = <Loại

hình doanh nghiệp> <Tên riêng>

Ngồi ra, tại khoản 1 Điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp không cho phép đặt tên doanh nghiệp là tiếng nước ngoài theo các hệ chữ cái như: chữ Hán, chữ Ả Rập … . Ví dụ: tên tiếng Việt là “Công ty TNHH Biển Xanh” khi dịch sang tên tiếng nước ngoài “Blue Sea Company Limited” hoặc giữ nguyên tên riêng và chỉ dịch loại hình doanh nghiệp “Bien Xanh Company Limited”.

Nhà nước cho phép doanh nghiệp có thêm tên phụ bằng tiếng nước ngoài hoặc tên doanh nghiệp viết tắt; trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngồi, thì tên bằng tiếng nước ngồi của doanh nghiệp phải được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phịng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ

tài liệu, ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành; nếu doanh nghiệp có tên viết tắt thì tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Như vậy, khi đặt tên doanh nghiệp yêu cầu phải có đầy đủ 02 thành tố mang tính bắt buộc là “loại hình doanh nghiệp” và “tên riêng”; trong trường hợp thiếu 01 trong 02 thành tố này thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không chấp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Hai là, tên doanh nghiệp không được vi phạm 03 điều cấm luật định:

Khi tên doanh nghiệp đã tuân thủ quy tắc đặt tên theo khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 gồm đầy đủ 2 thành tố (loại hình doanh nghiệp và tên riêng) thì Phịng Đăng ký kinh doanh vẫn có quyền từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp nếu như tên doanh nghị vi phạm các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp, cụ thể:

- Đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, ngoại trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Quy định cấm nhằm mục đích ngăn ngừa hành vi lừa đảo khách hàng và gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp.

+ Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó; nghĩa là được viết giống từng chữ, từng ký tự, khơng có điểm khác biệt giữa tên của doanh nghiệp đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc.

+ Tên doanh nghiệp gây nhầm lần với tên doanh nghiệp đã đăng ký nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2020

- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ

chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. Việc cấm là vì, đây là những cơ quan, tổ chức được nhà nước giao quyền để thực hiện các hoạt động phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc và văn hóa, xã hội của người dân, có tác động và uy tín lớn trong xã hội; việc sử dụng tên của các cơ quan tổ chức này khi khơng có sự đồng ý là hành vi cực kỳ nguy hiểm cho xã hội, sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp lợi dụng để lừa đảo khách hàng, xâm phạm quyền, lợi ích và uy tin của cơ quan tổ chức, nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Doanh nghiệp không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó.

Một phần của tài liệu Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” (Trang 35 - 38)