kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Trải qua hơn 30 năm (từ năm 1990 đến nay) pháp luật về đăng ký doanh nghiệp đã từng bước được hoàn thiện, đã tạo nên những bước đột phá quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi, thơng thống nhất cho nhà đầu tư khi gia nhập thị trường, đặc biệt đã tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Luật Doanh nghiệp năm 2020 ra đời tiếp tục khẳng định quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về việc cải cách, cắt giảm các rào cản gia nhập thị trường trong pháp luật về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, khơng có nghĩa là tất cả các rào cản đã được gỡ bỏ, sau đây là một số vấn đề còn tồn tại, bất cập chưa được khắc phục trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, bao gồm:
Thứ nhất, quy định về độ tuổi được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp
tại điểm đ khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, đây được xem là rào cản lớn đối với một bộ phận thanh niên tham gia vào hoạt động thành lập và quản lý doanh nghiệp (Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi theo Điều 1 Luật Thanh niên năm 2020); đồng thời việc quy định về độ tuổi như luật hiện nay là chưa phù hợp với pháp luật về lao động bởi lẽ Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định “Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi”49; như vậy, người đủ 15 tuổi là người có quyền lao động trong một số ngành nghề, lĩnh vực đặc thù. Đồng thời, sẽ là rào cản cho việc hiện thực hóa được chủ trương khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo hay thực hiện đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi
nghiệp đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số
1665/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2017. Do đó, Tác giả kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật doanh nghiệp năm 2020 theo hướng giảm độ tuổi được phép thành lập và
quản lý doanh nghiệp xuống từ 16 hoặc 17 tuổi sẽ là cơ hội lớn cho những thanh niên trẻ có đầy đủ tố chất, sự nhạy bén nắm bắt dịng chảy cơng nghệ và khả năng sáng tạo và sẽ là lực lượng chính làm nên những thành cơng trong khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế đất nước phát triển.
Thứ hai, hiện nay, pháp luật về doanh nghiệp không quy định doanh nghiệp
khi đăng ký thành lập phải đăng ký bao nhiêu vốn tối thiểu và tối đa, nhằm khuyết khích quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, trừ doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định tối thiểu như: kinh doanh bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh vàng, kiểm toán, … Đồng thời luật cũng quy định trong vịng 90 ngày thì thành viên góp vốn, cổ đông hoặc chủ sở hữu cơng ty phải góp vốn đủ và đúng tài sản đã cam kết kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn 90 ngày mà thành viên, cổ đông, chủ sở hữu cơng ty chưa thanh tốn hoặc chưa thanh tốn đủ số cổ phần đã cam kết góp hoặc đăng ký mua, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị thực góp. Ngồi ra, theo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì cơng ty sẽ bị xử phạt khi đến hạn góp vốn mà khơng góp đủ vốn như đã đăng ký “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi khơng góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký”50. Thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở này, đăng ký vốn điều lệ cao nhằm mục đích lừa đảo hoặc tạo tiếng vang trên thị trường; đây sẽ là rủi rõ cho các nhà đầu tư khi hợp tác, ký kết hợp đồng. Với mức phạt như hiện nay cho một hành vi này là khá nhẹ, chưa có tính răn đe với những người có ý định đưa pháp luật ra làm “trò đùa” hoặc là phương tiện để quảng cáo tên tuổi, vì vậy, để hạn chế thấp nhất các tình trạng kể trên, tác giả kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 50/2016/NĐ-CP theo hướng tăng chế tài xử phạt ở từng mức độ để đảm bảo tính tuân thủ của người dân, doanh nghiệp.
50 Xem: Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư.
Thứ ba, về việc tích hợp dịch vụ bưu chính vào hệ thống đăng ký doanh nghiệp của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thực trạng hiện nay, hầu hết các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp đều được thực hiện qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, rất thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp. Hình thức trả kết quả có thể đến trực tiếp hoặc đăng ký trả kết quả qua bưu điện. Tuy nhiên, trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hiện nay chưa được tích hợp tùy chọn dịch vụ trả kết quả qua dịch vụ bưu chính nên việc đăng ký nhận kết quả qua bưu điện tại một số Sở Kế hoạch và Đầu tư phải thực hiện bằng phương thức thủ công: đến trực tiếp Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ để nhận hoặc phải liên hệ với bưu điện để đăng ký trả kết quả. Từ đó, sẽ dẫn đến những bất tiện như: việc liên hệ với bưu điện sẽ tốn thêm thời gian, thời gian xử lý của bưu điện đa phần lâu và chậm kéo dài khoảng 03 đến 05 ngày mới nhận được kết quả.
Để khắc phục hạn chế trên, Tác giả kiến nghị nhà nước cần nhanh chóng triển khai việc tích hợp thêm tính năng đăng ký dịch vụ bưu điện vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả hơn về thủ tục đăng ký doanh nghiệp trong thời gian tới.
Thứ tư, bãi bỏ việc cấp bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thực trạng, “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” tồn tại dưới 02 hình thức là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử51 và được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Hiện nay, Chính phủ đã xác định xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số, tiến tới chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn tới; đồng thời Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã thừa nhận việc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dưới hình thức là bản điện tử và có giá trị pháp lý như bản giấy; đồng thời hiện nay các thông tin về doanh nghiệp phải được số hóa và lưu trữ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp52 và đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin được lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật53.
Do đó, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy là không cần thiết, làm phát sinh thêm thủ tục, người dân và doanh nghiệp phải tốn thêm thời gian, chi phí đi lại, chi phí cấp giấy, chi phí bưu điện … tốn thêm việc bố trí nhân sự quản lý, lưu trữ … .
Trên cơ sở đó, Tác giả kiến nghị Nhà nước bỏ việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy, bổ sung thêm mục thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để các bên liên có nhu cầu họ sẽ tự tra cứu. Việc bỏ bản giấy cịn có nhiều ích lợi khác ngồi các lợi ích đã nêu ở phía trên như:
- Giảm bớt thủ tục sao y bản chính khi người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục khác liên quan mà cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Giá trị pháp lý thông tin dữ liệu điện tử như bản giấy;
- Nhiều doanh nghiệp thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, điều đó làm cho những Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp trước đó hết hiệu lực, là sự lãng phí cho Nhà nước và doanh nghiệp.
- Giảm bớt thủ tục hành chính, chi phí, nhân sự trong cơ quan đăng ký doanh nghiệp như: trình ký, sao chụp, lưu trữ, chưa kể sai sót trong soạn thảo, trình ký phải in ấn, sửa chữa nhiều lần … .
Thứ năm, bất cập trong việc trình bày các biểu mẫu về đăng ký doanh nghiệp được ban hành theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
52 Xem: Điều 3 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn đăng lý doanh nghiệp
Thực trạng, nhiều biểu mẫu kèm theo Thơng tư số 01/2021/TT-BKHĐT có nội dung trình bày như “Giấy đề nghị hiệu đính thơng tin trên Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp/Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh/Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện”. Như vậy, khi tiến hành soạn
thảo thì có thể xóa các nội dung khơng liên quan đến các nội dung mà doanh nghiệp đang thực hiện. Ví dụ: thành lập địa điểm kinh doanh thì xóa nội dung về chi nhánh. Tuy nhiên, hiện nay, có một thực trạng đó là, một số Cơ quan đăng ký kinh doanh không chấp nhận việc xóa thơng tin khơng liên quan như trên, u cầu phải giữ nguyên theo mẫu, ngược lại có một số Cơ quan đăng ký kinh doanh lại yêu cầu phải xóa, chỉ giữ lại các nội dung liên quan. Nếu không thực hiện đúng yêu cầu, họ sẽ từ chối hồ sơ, điều này là hơi vô lý và mất thời gian cho doanh nghiệp chỉnh sửa hồ sơ, cá biệt có một số trường hợp yêu cầu chỉnh sửa nhiều lần, mỗi lần xử lý hồ sơ trong vịng 03 ngày làm việc chỉ vì những lỗi nhỏ nhặt như trên, đây cũng là điều kiện dễ phát sinh tiêu cực “xin cho qua”.
Khắc phục hạn chế trên, Tác giả kiến nghị Cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể về trường hợp này, hoặc có thể sử dụng ghi chú footnote để hướng dẫn trong các biểu mẫu (như cách đang áp dụng với một số biểu mẫu khác tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hiện hành) nhằm thống nhất, tránh trường hợp người dân, doanh nghiệp bị trả hồ sơ làm mất rất nhiều thời gian, công sức.
Thứ sáu, bất cập liên quan đến thời gian xử lý hồ sơ khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ
Thực trạng hiện nay, hầu hết các thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp thì Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đều quy định thời hạn mà Cơ quan đăng ký kinh doanh phải trả kết quả hoặc ra thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ là trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Tuy nhiên, đối với hồ sơ được sửa đổi, bổ sung sau khi được người thành lập doanh nghiệp chỉnh sửa xong, nộp lại thì vẫn áp dụng thời hạn 03 ngày làm việc, như vậy là khá vô lý và người dân, doanh nghiệp phải đợi thêm một khoảng thời gian là 03 ngày làm
việc tiếp theo. Cá biệt trong một số trường hợp chỉ sửa một lỗi rất nhỏ trong hồ sơ như bị thiếu chức danh của người đại diện theo pháp luật (tại phần chữ ký hồ sơ) … cũng phải đợi đến cả 03 ngày làm việc mới nhận được hồ sơ, việc này chưa hợp lý và cũng chưa tạo được sự thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiến trình hoạt động kinh doanh.
Khắc phục hạn chế trên, Tác giả kiến nghị nên rút ngắn hơn nữa thời hạn so với quy định hiện nay là 03 ngày làm việc như được nêu ở trên hoặc rút ngắn thời hạn xử lý của Phòng Đăng ký kinh doanh trong các trường hợp điều chỉnh, bổ sung hồ sơ để tạo điều kiện tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Thứ bảy, bất cập về việc yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, tài liệu nhiều lần
Thực trạng hiện nay có một số Phịng đăng ký kinh doanh khi tiếp nhận hồ sơ phát hiện ra 03 lỗi (a, b, c) và yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung. Sau khi doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung xong thì nộp lại bộ hồ sơ này, Phòng đăng ký kinh doanh lại tiếp tục đề nghị sửa đổi các lỗi (e, f, g…), việc này làm mất thời gian của doanh nghiệp, cá biệt có một số lỗi không nghiêm trọng, không lớn nhưng vẫn yêu cầu trả hồ sơ và phải tiếp tục đợi thêm 03 ngày làm việc nữa.
Tác giả kiến nghị bổ sung quy định không cho phép cơ quan đăng ký kinh doanh được phép thực hiện yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, tài liệu quá nhiều lần với các yêu cầu khác nhau, ngoại trừ người nộp hồ sơ không đáp ứng các yêu cầu trong thông báo sửa đổi, bổ sung theo hướng dẫn của cơ quan đăng ký kinh doanh.