1.3 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp tạ
1.3.3. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2014
Xuất phát từ yêu cầu nội tại của nền kinh tế, của hội nhập kinh tế quốc tế và khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật về doanh nghiệp để phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; kế thừa và phát huy tinh thần của Luật Doanh nghiệp năm 1999; ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2005 với 10 Chương, 172 Điều, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp tại Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000. Nội dung Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế; quy định về nhóm cơng ty.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 tiếp tục mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng, điều chỉnh và áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, đó là cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự chủ lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh, khơng bị bắt buộc phải sử dụng duy nhất hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn như trước.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã rút ngắn hơn thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ 15 ngày xuống còn 10 ngày, đồng thời, quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn về hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với từng loại hình doanh nghiệp. Quy định cụ thể hơn, rõ hơn trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh; điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đặt tên doanh nghiệp để tránh trường hợp trùng tên hoặc gây nhầm lẫn trong đặt tên doanh nghiệp.