Những tồn tại, hạn chế trong đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” (Trang 80 - 84)

Tiền Giang

Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được rút ngắn cịn 02 ngày làm việc, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia nhập thị trường. Song, phải thừa nhận một thực tế rằng, dù Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã có nhiều thay đổi thuận lợi hơn trong hoạt động gia nhập thị trường, tuy nhiên trong quá trình áp dụng pháp luật, đặc biệt là thời điểm chuyển giao giữa luật cũ và mới đã phát sinh khơng ít khó khăn, lúng túng và cả bất cập, hạn chế như sau:

Thứ nhất, cùng với việc thơng thống trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì

số lượng hồ sơ, thủ tục hành chính tiếp nhận liên quan đến doanh nghiệp luôn tăng lên hàng năm (năm 2020 tiếp nhận 6.769 hồ sơ, tăng 30,6% so với năm 2019 và tăng 62,8% so với năm 2016, trong khi đó số lượng biên chế tại Phòng Đăng ký kinh doanh cịn ít (chỉ có là 05 công chức, gồm 01 trưởng phịng, 01 phó trưởng phịng và 03 chuyên viên), trong khi luật mới ban hành trong thời gian ngắn, các thông tư, hướng dẫn chưa ban hành đầy đủ, kịp thời. Việc triển khai kế hoạch công

tác kiểm tra sau đăng ký thành lập của Phòng Đăng ký kinh doanh theo Khoản 6 Điều 15 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đang gặp rất nhiều khó khăn do không đủ nhân lực, dẫn đến cơng tác hậu kiểm có lúc chưa kịp thời, đa phần chỉ tham gia phối hợp với Phòng Thanh tra thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư đi kiểm tra doanh nghiệp theo kế hoạch thanh tra hàng năm và kiểm tra khi có đơn tố cáo doanh nghiệp hoặc một số trường hợp do cơ quan Thuế thông báo doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh.

Thứ hai, theo thống kê năm 2020, Tiền Giang có nguồn lao động từ 15 tuổi trở

lên dồi dào, trên 1,1 triệu lao động trong độ tuổi, chiếm trên 63,7% so với tổng dân số; tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo năm 2020 đạt 15,3% dân số, đây được xem là nguồn lực và tiềm năng lớn để phát triển doanh nghiệp, họ là những con người trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi47; đồng thời hưởng ứng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 202548, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp, đã thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp - có chức năng hỗ trợ khởi nghiệp (năm 2017); thành lập Hội Doanh nhân trẻ Tiền Giang nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong đối tượng thanh niên, sinh viên (năm 2020) … . Tuy nhiên, với quy định hiện nay, người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền thành lập doanh nghiệp, là chưa phù hợp bởi lẽ, tại Điều 3 của Luật Lao động năm 2019 quy định “Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi”. Như vậy, người đủ 15 tuổi là người có quyền lao động trong một số ngành nghề, lĩnh vực đặc thù. Do đó, đây được xem là rào cản lớn cho thanh niên, học sinh, sinh viên của tỉnh hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo của mình, tuột mất cơ hội kinh doanh trong giai đoạn khoa học, công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay cũng như đưa chủ trương đi vào thực tiễn đời sống.

Thứ ba, việc ban hành Thông tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp còn chậm dẫn đến những lúng túng trong quá trình triển khai, thực hiện Luật Doanh

47 Xem: Khoản 1 Luật Thanh niên năm 2020.

nghiệp năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, cụ thể: Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021; Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 04 tháng 01 năm 2021, trong khi đó Thơng tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp kèm theo các biểu mẫu sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp lại đến ngày 16 tháng 3 năm 2021 mới ban hành và có hiệu lực. Như vậy, đã xảy ra tình trạng người dân, doanh nghiệp tự tìm hiểu các biểu mẫu trong dự thảo của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, dẫn đến có sự lúng túng trong việc chấp thuận hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh, có trường hợp Phó Trưởng phòng đăng ký kinh doanh đồng ý chấp thuận nhưng Trưởng Phòng đăng ký kinh doanh không chấp thuận hoặc ngược lại, dẫn đến mất thời gian và công sức của người dân và doanh nghiệp, gây khơng ít khó khăn, ảnh hướng đến tiến độ công việc cũng như chất lượng việc giải quyết các vấn đề liên quan đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn những tháng đầu năm 2021.

Thứ tư, việc cập nhật các quy định về trình tự, thủ tục hành chính liên quan

đến hoạt động đăng ký doanh nghiệp trên cổng dịch vụ hành chính cơng của tỉnh Tiền Giang tại địa chỉ https://dichvucong.tiengiang.gov.vn/ chưa kịp thời thay thế các văn bản hết hiệu lực thi hành, gây khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp khi tra cứu tìm hiểu, chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ, chính xác nhất.

Thứ năm, phương thức đăng ký kinh doanh qua dịch vụ bưu chính chưa nhận

được sự hưởng ứng tích cực từ người dân. Bởi lẽ, đa số người dân và doanh nghiệp vẫn còn tâm lý e ngại, sợ thất lạc hồ sơ, chưa tin tưởng vào thời gian cam kết của dịch vụ bưu chính dẫn đến chậm trễ; tâm lý muốn trực tiếp liên hệ để được tư vấn và trả lời ngay thay vì thơng qua dịch vụ bưu chính.

Thứ sáu, số lượng phương thức đăng ký qua mạng điện tử có tăng lên hàng

năm, tuy nhiên số lượng vẫn còn khiêm tốn so với tổng số hồ sơ được tiếp nhận trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Do người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng chưa am hiểu về chữ ký số cơng cộng, đồng thời có một phần hạn

chế về khả năng khai thác, sử dụng Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp dẫn đến khó khăn, khơng tự tin để thực hiện trên mơi trường mạng điện tử.

Thứ bảy, việc phát triển doanh nghiệp từ hộ kinh doanh đủ điều kiện còn nhiều

hạn chế, số lượng các hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp không nhiều, do ngại thủ tục hành chính khi hoạt động theo loại hình doanh nghiệp như thuê kế toán, thuê lao động, việc chấp hành quy định về sổ sách kế tốn, hóa đơn, chứng từ, lưu trữ hồ sơ chứng từ, việc thanh tra, kiểm tra hàng năm phải thường xuyên thực hiện; báo cáo theo quy định. Chưa có cơ chế quản lý đối với các hộ kinh doanh.

Thứ tám, việc một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh

Tiền Giang về công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang liên tục được thay thế và bị bãi bỏ hiệu lực một phần nội dung văn bản dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước và tiếp cận, nghiên cứu của người dân và doanh nghiệp. Điển hình như Quyết định số 2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về việc công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang, trong đó quy định danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ và thay thế đối với các lĩnh vực như: Lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp (mục 1, Phần I) được công bố tại Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về cơng bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang (60 thủ tục hành chính).

Như vậy, đối với những văn bản có thủ tục hành chính bị bãi bỏ và thay thế chỉ hết hiệu lực một phần, trạng thái hiệu lực của văn bản trên các cổng thông tin điện tử của tỉnh và cổng thông tin pháp luật vẫn thể hiện còn hiệu lực, dẫn đến

người dân và doanh nghiệp dễ bị nhầm lẫn, mất thời gian tra cứu, tìm hiểu hoặc có thể áp dụng pháp luật sai quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” (Trang 80 - 84)