Trình tự, thủ tục thực hiện pháp luật về đăng ký doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” (Trang 62 - 68)

2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội và thành lập doanh nghiệp trên địa

2.2.1.Trình tự, thủ tục thực hiện pháp luật về đăng ký doanh nghiệp

Để tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tra cứu khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện nghiêm túc việc cơng khai, minh bạch nội dung, quy trình thực hiện các thủ tục hành chính tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cũng như trên Cơng thơng tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền có thể thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thông qua 03 phương thức được quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Doanh nghiệp năm 2020, gồm:

- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Quầy số 12 (Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang) đặt tại Trung tâm Phục vụ hành

chính công tỉnh Tiền Giang (địa chỉ số 377, đường Hùng Vương, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).

- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thơng tin điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn.

- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính.

Người dân và doanh nghiệp có thể chọn thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính cơng ích hoặc qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tại địa chỉ https://dichvucong.tiengiang.gov.vn/dichvucong/tiepnhanonline.

2.2.1.1. Trình tự thực hiện

a) Phương thức đăng ký trực tiếp Cơ quan đăng ký kinh doanh:

Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện

thủ tục đăng ký doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Quầy số 12 - Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh

Tiền Giang (địa chỉ số 377, đường Hùng Vương, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Cơng chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì in Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cơng chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người nộp hồ sơ làm lại cho đúng.

Bước 3: Nhận kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Tiền Giang

theo các bước sau:

- Người nhận kết quả đem theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến nộp tại Quầy số 12 của Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Tiền Giang để ký nhận và nhận kết quả.

- Trường hợp mất Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thì phải có giấy cam kết của cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết nghỉ).

b) Phương thức đăng ký qua mạng điện tử:

Yêu cầu đầu tiên và bắt buộc đối với người đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là phải có tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng nhập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh. Sau khi tài khoản được đăng ký thành công, người đăng ký doanh nghiệp đăng nhập vào hệ thống để chọn 01 trong 02 cách đăng ký như sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ sử dụng chữ ký số công cộng:

- Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử (định dạng “.doc” hoặc “.docx” hoặc “.pdf”) và ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn.

- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phịng Đăng ký kinh doanh gửi thơng tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cách 2: Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh:

- Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử (định dạng “.doc” hoặc “.docx” hoặc “.pdf”) và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin quốc gia về đăng ký doanh

nghiệp tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn. Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền phải có thơng tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

- Phịng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật mang theo Giấy biên nhận đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngược lại, nếu quá thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Phịng Đăng ký kinh doanh ra Thơng báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử nhưng không nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp. Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp là giả mạo, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo về

hành vi kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật42.

2.2.1.2. Thành phần hồ sơ

Đối với đăng ký doanh nghiệp tư nhân: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ đối với chủ doanh nghiệp tư nhân (cụ thể: Đối với

công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam cịn hiệu lực; Đối với người nước ngồi: Hộ chiếu nước ngồi hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngồi cịn hiệu lực); Bản chính Giấy chứng

nhận đăng ký hộ kinh doanh và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế trong trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Đối với công ty TNHH một thành viên: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ cơng ty (phải có họ, tên và chữ ký của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức); Bản sao hợp lệ các giấy tờ như Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp

chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại

diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (Đối với chủ sở hữu

công ty là tổ chức nước ngồi thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự); Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh

nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngồi hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ cơng ty (có đầy đủ họ tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức); Bản sao các giấy tờ như Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với

người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngồi thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Đối với công ty hợp danh: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những thành viên hợp danh; Danh sách thành viên (có đầy đủ chữ ký); Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đối với thành viên (cụ thể: Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực; Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngồi hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngồi cịn hiệu lực); Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.

2.2.1.3. Về thời hạn giải quyết và lệ phí:

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang đã quyết định rút ngắn thời gian trả kết quả (có thơng tin rộng rãi, công khai tại địa chỉ http://skhdt.tiengiang.gov.vn/) đối với hồ sơ doanh nghiệp thành lập mới xuống còn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thành lập mới (theo quy định tối đa là 03 ngày làm việc).

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp trực tiếp là 50.000 đồng/lần, nộp tại thời điểm nộp hồ sơ nếu đăng ký trực tiếp theo quy định tại Thông tư số 47/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính. Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Tiền Giang (Quầy số 12) hoặc chuyển vào tài

khoản của Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc sử dụng dịch vụ thanh tốn điện tử. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp khơng được hồn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp. Riêng đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp, theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thơng tư số 47/2019/TT- BTC của Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” (Trang 62 - 68)