Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020

Một phần của tài liệu Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” (Trang 54 - 55)

1.3 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp tạ

1.3.4. Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020

Ngày 26 tháng 11 năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014 được Quốc hội ban hành với nhiều thay đổi đột phá về quyền kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, cải cách con dấu, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, dễ dàng trong tái cơ cấu doanh nghiệp; từ đó đưa doanh nghiệp trở thành một cơng cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư để qua đó tăng cường thu hút, huy động mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã chuyển cơ chế đăng ký thành lập doanh nghiệp từ “tiền kiểm” hoàn tồn sang “hậu kiểm” thơng qua việc bãi bỏ yêu cầu về các điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tại thời điểm đăng ký, doanh nghiệp không phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Ngoài ra, việc đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin như việc luật hóa Cổng thơng tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; bỏ ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bỏ việc xác định vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề ... Điều này đã hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp, làm cho doanh nghiệp trở thành cơng cụ kinh doanh thực sự an tồn, đa công năng và rẻ hơn ... Rút ngắn thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp xuống còn 03 ngày thay vì 05 ngày như trước đây; hài hịa thủ tục đăng ký doanh

nghiệp với thuế, lao động, bảo hiểm, trao hoàn toàn quyền quyết định về hình thức, nội dung, số lượng con dấu cho doanh nghiệp; thay vì phải đăng ký với cơ quan Công an so với luật năm 2005, thì doanh nghiệp được hồn tồn chủ động trong việc làm con dấu (có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu). Tách riêng thủ tục thành lập doanh nghiệp với các thủ tục về đầu tư dự án bằng việc bãi bỏ nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; các nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam đều phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau đó sẽ thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã thể hiện đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013 là cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh bất cứ thứ gì pháp luật khơng cấm; với những quy định mới mang tính đột phá về quyền kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính đã góp phần cải thiện tích cực mơi trường đầu tư, kinh doanh của quốc gia, “Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, nhờ những cải cách mạnh mẽ được

quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, chỉ số khởi sự doanh nghiệp của Việt Nam tăng từ thứ hạng 125 năm 2014 lên 104 trong tổng số 190 nền kinh tế được xếp hạng vào năm 2019; số thủ tục phải thực hiện giảm từ 10 xuống cịn chín; thời gian thực hiện thủ tục giảm từ 34 ngày xuống còn 19 ngày. Quy định về bảo vệ nhà đầu tư, cổ đơng liên tục thăng hạng, từ vị trí 169 năm 2013 lên vị trí 117 năm 2014 và vị trí 89 năm 2019.”35

Một phần của tài liệu Luận văn “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)