Nội dung về các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X)

Một phần của tài liệu cf1f01e51ebab90885f5a88331651997 (Trang 69 - 71)

I. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯ UÝ KHI THỰC HIỆN CÁC BÀI HỌC LỊCH SỬ

6. Nội dung về các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X)

kỉ I đến đầu thế kỉ X)

a) Tính đặc thù

Đây là những nội dung trình bày về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại

sự thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trong các thế kỉ I – X.

Kháng chiến là cuộc kháng cự về quân sự khi đất nước có độc lập, còn khởi nghĩa cũng là cuộc kháng cự về quân sự nhưng trong hoàn cảnh đất nước bị thống trị, bị đơ hộ.

Tính chất của các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa có sự khác nhau, nhưng cũng có điểm tương đồng, cụ thể là :

- Nguyên nhân diễn ra.

- Địa điểm và thời gian diễn ra. - Người lãnh đạo.

- Động lực của cuộc khởi nghĩa (kháng chiến). - Diễn biến.

- Kết quả và ý nghĩa.

b) Để tổ chức dạy học tốt bài học này, cần tập trung tổ chức các hoạt động học

tập và hướng dẫn HS tìm hiểu các vấn đề sau :

- Các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng diễn ra như thế nào ?

- Những nhân vật lịch sử tiêu biểu liên quan đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc (từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X).

- Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh giành

độc lập dân tộc là gì ?

c) Gợi ý về phương pháp và tổ chức dạy học

Nội dung và cấu trúc trình bày một cuộc khởi nghĩa như hướng dẫn ở ý a). Tuy

nhiên, đối với HS cấp Trung học cơ sở không cần rõ ràng thứ tự và đầy đủ các yếu tố trên mà các yếu tố đó được trình bày như một câu chuyện một cách ngắn gọn, sinh động. Trong tài liệu Hướng dẫn học và trong quá trình hướng dẫn cho HS học tập có

thể tách ra thành các hoạt động tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa

của cuộc khởi nghĩa để các em dễ tìm hiểu. Song yêu cầu cuối cùng là các em kể được cuộc khởi nghĩa đó bằng sự hiểu biết của mình và bằng chính ngơn ngữ của các em.

u cầu chung đối với HS Trung học cơ sở khi học lịch sử phải được học một

cách sinh động và hứng thú. Để cho nội dung các cuộc khởi nghĩa đạt được hiệu quả

đó, các thầy/cơ giáo cần lưu ý (sau khi tổ chức cho các em hoạt động cá nhân, cặp đơi,

nhóm và cả lớp) :

- Hỏi các em đã biết gì về người lãnh đạo, hay địa danh diễn ra cuộc khởi nghĩa

đó. Ví dụ : Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,... Cách làm này

giúp các em tị mị và hứng thú khi tìm hiểu. - Khi dạy học, GV nên :

+ Yêu cầu các em dựa vào bản đồ, sơ đồ, tranh, ảnh để trình bày về một sự kiện lịch sử. Nếu có thể, xây dựng các băng hình về diễn biến của cuộc khởi nghĩa đó.

+ Có thể xây dựng kịch bản cho HS tổ chức đóng vai. + Tổ chức dạy trong bảo tàng, thực địa nếu có điều kiện. + Tổ chức cho các em thi kể chuyện.

Một phần của tài liệu cf1f01e51ebab90885f5a88331651997 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)