Lễ hội thời Hùng Vương

Một phần của tài liệu cf1f01e51ebab90885f5a88331651997 (Trang 99 - 101)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

3. Lễ hội thời Hùng Vương

Sinh hoạt văn hoá tinh thần của người dân thời Hùng Vương là những dịp tập trung, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trong cùng một lúc, ở cùng một nơi theo cùng một mục đích và điều này, đến lượt nó, trở thành một hình thức sinh hoạt

văn hoá tinh thần đặc sắc nữa của con người thời Hùng Vương. Đó là những ngày hội, ngày lễ.

Thời Hùng Vương, có nhiều hình thức và nhiều lễ hội khác nhau. Tuy nhiên, chắc chắn là do tầm quan trọng của nó, có một thứ lễ hội đã được người đương thời chú

trọng mượn nghệ thuật tạo hình ghi lại. Đó là thứ lễ hội tổng hợp nhiều tiết mục và ý

nghĩa khác nhau. Qua những hình ảnh được phản ánh bằng một bút pháp hiện thực

sinh động, có thể hình dung được, về đại thể, thứ lễ hội tiêu biểu đó ở thời Hùng

Vương như dưới đây.

Trong những yếu tố làm nên những ngày hội, trước hết phải kể đến tục đánh

trống đồng. Qua những hình ảnh cụ thể của tục lệ này, tự đương thời truyền về, có thể thấy một số đặc điểm chung của tục lệ như : khơng đánh trống đơn độc mà hồ tấu

từng đôi hoặc hai đôi trống cùng lúc, bắc giàn trên trống để ngồi hoặc đứng mà đánh

theo kiểu giã cối chày tay, người đánh trống thường hoá trang trong bộ trang phục hình chim và gồm có cả nam lẫn nữ. Cịn có thể có cách đánh trống bằng ống nước với ý

nghĩa tượng trưng cho mưa, và cách kê trống đặt ống thông xuống đất với ý nghĩa nối cho tiếng trống vang động thấu trời đất, trong khi sử dụng trống hội.

Đánh cồng (chiêng) cũng là yếu tố làm nên ngày hội. Cồng là nhạc cụ, sử dụng

trong ngày hội, nó cịn có ý nghĩa tượng trưng cho sự sinh sản thịnh vượng. Cồng cũng

được hoà tấu thành bộ và treo thành giàn ở nhà sàn mái trịn dùng làm kho thóc.

Trong ngày hội, cịn có nhảy múa và ca hát. Những người múa hát phần lớn đều hoá trang trong bộ trang phục hình chim. Điều này mang một số yếu tố ý nghĩa tín ngưỡng cổ truyền. Múa hát có nhạc cụ (khèn, chng, sênh, phách) thiên về biểu diễn và thưởng thức văn nghệ. Múa hát với vũ khí trong tay (giáo, rìu chiến) thiên về mặt rèn luyện và biểu dương tinh thần thượng võ.

Giã cối là tục lệ ngày hội. Từng đôi nam nữ cầm chày đứng giã cối trịn. Đó là

những chiếc cối rỗng, là những thứ dụng cụ nông nghiệp, đồng thời là nhạc cụ và cũng là vật tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Trở thành một tiết mục trong ngày lễ hội, giã cối (và hát) vừa là hình thức biểu diễn và thưởng thức văn nghệ vừa là trị chơi và hình thức giao duyên nam nữ, vừa mang ý nghĩa cầu mong sinh sản thịnh vượng.

Hát đối và sinh hoạt nam nữ cũng là một tiết mục ngày hội. Có một hình thức hát

đối đáp nam nữ khá đặc sắc đã ghi lại : ở trong những ngôi nhà sàn mái cong, từng đôi

nam nữ ngồi đối diện, lồng chân giao tay vào nhau mà hát, bên cạnh một người đánh một thứ trống, tương tự như trống khẩu. Đây là một hình thức sinh hoạt nam nữ luyến ái và trao tình, kèm với văn nghệ và được nghi thức của tục lệ bảo vệ hàm ý cầu mong sinh sôi nảy nở. Lối hát đối đáp nam nữ kèm những động tác sinh hoạt, vẫn còn được bảo lưu mãi về sau cũng như là trong suốt lịch sử tồn tại của hội làng Việt Nam, những tục lệ trò chơi và sinh hoạt nam nữ bao giờ cũng có một vị trí quan trọng.

Bơi thuyền và những hoạt động trên sông nước, là tục lệ ngày hội vào những

loại quan trọng và phổ biến nhất thời Hùng Vương nhằm mục đích cầu nước và rèn

luyện kĩ thuật bơi thuyền, tinh thần thượng võ. Những con thuyền độc mũi cong, đi én, mình thon dài, trên có nhiều người ngồi hoặc đứng, hố trang thành chim cơng,

cầm vũ khí hoặc giầm bơi, hoạt động khẩn trương, là một trong những hình ảnh hội lễ

được người thời Hùng Vương chú ý truyền ghi. Một hình thức hội nước khác là hình

thức hiến tế cầu cúng thuỷ thần. Trên những chiếc thuyền lớn, có sàn cao, chở trống

đồng (gọi mưa) bình đồng (đựng nước thiên) với người cầm cung thần và cả chó nữa,

canh giữ, có cảnh cầm giáo đâm người trói, đánh trống và người chèo lái hố trang vũ trang. Đua thuyền và cúng tế thuỷ thần như vậy là một tục lệ ngày hội nước thời Hùng Vương. Mãi về sau, những hình thức hội nước này vẫn được bảo lưu, phổ biến

ở nhiều làng Việt Nam.

Một tục lệ ngày hội ở thời Hùng Vương nữa là kể chuyện dân gian theo nghi thức. Người kể chuyện ở đây hẳn là nghệ nhân dân gian, đồng thời cũng có thể là người coi giữ việc cầu cúng trong làng. Người kể chuyện, mặc trang phục ngày hội, vừa kể chuyện vừa làm những động tác minh hoạ bằng tay chân. Hình thức kể chuyện ngày

hội như thế này ở nhiều miền quê Việt Nam về sau vẫn giữ được gần nguyên vẹn. (Theo : Văn Tân,... Thời đại Hùng Vương (lịch sử - kinh tế - chính trị - văn hố - xã hội),

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 223 - 227)

Một phần của tài liệu cf1f01e51ebab90885f5a88331651997 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)