II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI HỌC
4. Nhận biết cao nguyên và đồ
Mục tiêu : HS nêu được đặc điểm địa hình cao nguyên và đồi ; ý nghĩa của các
dạng địa hình này đối với sản xuất nơng nghiệp ; nhận biết dạng địa hình cao nguyên và đồi qua tranh ảnh.
Nội dung này được tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, GV tham khảo các cách tổ chức hoạt động cá nhân nêu trên.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu : HS củng cố kiến thức đã được khám phá, tìm hiểu ở hoạt động hình
thành kiến thức ; góp phần hình thành ở HS các kĩ năng phân tích số liệu thống kê ở mức độ đơn giản, kĩ năng so sánh,...
Bước 1. GV cho HS đọc yêu cầu nhiệm vụ của hoạt động này trong tài liệu Hướng
dẫn học ; hoạt động này yêu cầu HS hoạt động cá nhân. Câu 1 - Dựa vào độ cao của một số đỉnh núi cụ thể ở Việt Nam, hãy phân loại núi cao, núi trung bình và núi thấp ;
Câu 2 - So sánh điểm giống và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên ; Giải thích tại sao xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, HS có thể
hỏi GV hoặc hỏi các bạn trong nhóm những nội dung HS chưa hiểu.
Ở bài tập 2, đây là bài tập khó, GV định hướng HS dựa vào hình 8 trong tài liệu
Hướng dẫn học để so sánh, tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa 2 dạng địa
hình này. Ý 2 của câu hỏi được trả lời như sau : Người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi vì cao ngun có độ cao tuyệt đối thường trên 500m, có sườn dốc tương
đồng với các đặc điểm của địa hình miền núi.
Bước 3. HS trao đổi kết quả làm việc với các bạn và báo cáo sản phẩm làm việc
với GV.
Bước 4. GV đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả làm việc của HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG