C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
NƯỚC TA (179TC N THẾ KỈ X) (3 tiết)
Chuẩn bị cho bài học :
Giáo viên : - Tranh, ảnh về thời Hùng Vương còn được lưu giữ đến nay, lược đồ nước ta thời thuộc Đường…
- Phiếu học tập (được phơtơ đủ cho các nhóm). Học sinh : Sách, vở, đồ dùng học tập có liên quan đến bài học. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Vào bài, GV có thể giới thiệu : Từ khi nước Âu Lạc bị nhà Triệu xâm lược, kể từ
đó, các triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp nhau áp đặt nhiều chính sách cai trị,
bóc lột nhân dân ta, làm cho xã hội có những chuyển biến sâu sắc. Trước khi tìm hiểu về chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của xã hội nước ta trong thời kì Bắc thuộc, em hãy quan sát hình trong tài liệu Hướng dẫn học, cho biết những hiểu biết của mình về một số nội dung sau :
- Em biết gì về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta (từ năm 179 TCN đến thế kỉ X) ?
- Những phong tục tập quán, tín ngưỡng nào của nhân dân ta thời Hùng Vương còn được lưu giữ đến ngày nay ? Em hãy lí giải vì sao nhân dân ta vẫn lưu giữ được.
HS có thể khơng trả lời đúng và đủ tất cả các câu hỏi trên, nhưng điều đó khơng quan trọng, bởi vì đó là những câu hỏi gây hứng thú tìm hiểu điều chưa biết đối với HS, câu hỏi có tính chất khởi động nhận thức của HS.
GV cho HS đọc mục tiêu của bài :
- Biết được những chính sách áp đặt ách cai trị của các triều đại phong kiến
phương Bắc đối với nhân dân ta (về địa giới hành chính, bộ máy cai trị, kinh tế, văn hóa), qua đó nhận thức được sự chuyển biến của xã hội nước ta dưới tác động của các chính sách trên.
- Rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu thơng tin, khai thác thơng tin kênh hình, tranh luận, trình bày chính kiến và xúc cảm lịch sử, hợp tác theo nhóm và rút ra bài học lịch sử,...
- Có thái độ khách quan trong việc đánh giá những chính sách cai trị của các triều
đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta ; có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị bản
sắc văn hố dân tộc, biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá của nhân loại. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC