IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO MƠ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Về mục tiêu
Bài học được xây dựng chủ yếu trên các kiến thức, kĩ năng thuộc phân mơn Địa lí. Tuy nhiên, trong phân mơn Lịch sử cũng có khá nhiều bản đồ được sử dụng và HS cũng cần được rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ. Mục tiêu của bài học giúp cho HS biết được khái niệm về bản đồ ; tỉ lệ bản đồ ; các cách thể hiện đối tượng địa lí, lịch
sử trên bản đồ và quan trọng hơn cả là biết cách đọc và sử dụng bản đồ trong
học tập và đời sống.
2. Về nội dung
– Bài 2 bao gồm một số nội dung của các bài : 2, 3 và 5 trong SGK Địa lí 6 hiện hành ; trật tự các nội dung trong bài học lần lượt theo nội dung từ bài 2, 3 đến bài 5, song có sự điều chỉnh một số nội dung giữa các hoạt động cho phù hợp. Cụ thể :
+ Bài 2 trong SGK Địa lí 6 hiện hành đã được giảm tải, vì vậy chỉ có khái niệm bản đồ được đưa vào trong bài này.
+ Lược bớt ý a và b của mục 2, bài 3 trong SGK Địa lí 6 hiện hành và đưa một phần nội dung của mục 2 vào hoạt động thực hành của bài học này.
+ Thêm nội dung về cách sử dụng bản đồ nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập Lịch sử và Địa lí và trong đời sống.
Bài 2 là bài học liên mơn Lịch sử và Địa lí, nên có thêm bản đồ lịch sử ở hoạt động luyện tập (Bản đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40) ; bổ sung thêm một số
loại và dạng kí hiệu lịch sử trong mục kí hiệu bản đồ. Nội dung của bài học gồm 3 đơn vị kiến thức :
+ Tìm hiểu về bản đồ và tỉ lệ bản đồ : khái niệm bản đồ, ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ và hai dạng thể hiện của tỉ lệ bản đồ.
+ Nhận biết kí hiệu bản đồ : một số loại và dạng kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí và lịch sử trên bản đồ.
+ Tìm hiểu cách sử dụng bản đồ.