Truyện Trưng Vương

Một phần của tài liệu cf1f01e51ebab90885f5a88331651997 (Trang 122 - 125)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

9. Truyện Trưng Vương

Trưng Vương vốn họ Lạc, tên là Trắc, em gái là Nhị, người đất Mê Linh (Phong

Châu) là con gái Hùng tướng. Bà lấy chồng người đất Chu Diên (huyện Đông Anh) là Thi Sách, cũng là con trai Lạc hầu. Bà là người hùng dũng, có nghĩa khí, có khả năng quyết đốn đại sự.

Khi ấy, quan Thứ sử Giao Châu là Tô Định bạo ngược tham tàn, dân trong đất

Giao Châu rất khổ sở vì hắn.

Thi Sách làm bài Cổ kim vi chính luận (bàn về việc làm chính sự xưa nay) để chê trách như sau :

“Ta trộm nghe” chính sự là để lo việc trị bình cho dân. Vì vậy, nền chính trị đáng gọi là chính trị cốt yếu là ở chỗ được lịng dân mà thơi vậy. Hãy thử xem : Tử Du làm quan tể ở Vũ Thành thì được xưng tụng về tiếng huyền ca. Từ việc cai trị ở Huyện Vũ thì nổi danh vì được lịng người. Gần đây, có Ngơ Cơng là đứng đầu bậc trị bình.

Những người ấy quả là đã làm được việc tốt về chính trị. Lại như Tử Lộ cho rằng thuyết chính danh là vu khốt mà bị Khổng Tử chê là thô hậu. Thái Thúc coi lời nói về lẽ “nước lửa” là đáng ngờ mà việc Hồn Bồ hối hận khơng kịp. Đó đều là những kẻ khơng biết hành động hợp với thời chính vậy.

Nay là người nắm chính sự mà hễ ai nói lời thành thực, bàn mưu kế hay thì đem làm tội ngay, kẻ chạy việc cho mình, thuận theo ý mình thì khen thưởng lớn. Bọn hoạn quan đã chuyên quyền, lũ cung thiếp đã can dự vào chính sự thì tuy rằng cái lệnh n dân khơng lúc nào khơng có mà lịng khắc bạc vẫn ngày càng ngang ngược, khốc liệt. Vắt ép mỡ dân để làm tăng của cải. Bòn kiệt sức dân không đủ để phục dịch. Tự cho là giàu mạnh thì có cái thế của sức chức Thái A mà không biết đến sự khuynh bại, quả là

ở vào cái thế nguy của giọt sương buổi sáng. Đã như vậy mà lại không biết cứu gỡ

bằng sự khoan hầu thì cảnh nguy vong sẽ đến ngay lập tức.

Tô Định xem xong, cả giận, cho là phỉ báng mình, bèn cho bắt Thi Sách mà giết đi. Bà Trưng Trắc vô cùng phẫn nộ, bèn cùng em gái là Trưng Nhị dấy binh và truyền hịch đến các quận.

Lời hịch rằng :

Kẻ đầu sỏ tội ác từ lâu đã ấp ủ lịng lang sói. Người có đức có nhân vẫn hằng ni chí tiễu trừ. Thẻ trúc ruổi sao, sấm động ba quân.

Nước ta khai cơ lập nghiệp vốn từ thuở vua Hùng, quan an, dân lạc, nhà tất thẩy

đều êm ấm. Gió thuận mưa hồ, lúa mỗi nhánh nảy hai hạt mẩy. Đời sau kế thừa đời

trước, trải năm có tính đến số nghìn. Đến thời An Dương Vương, qua thời Triệu Vũ Đế không may đức suy, gặp phải tai hoạ. Bọn Ti Hải, Chu Chương, Nguỵ Lang kế tiếp nhau làm quận thú. Lũ Đặng Nhượng, Tích Quang, Đỗ Mục thay thế nhau làm châu

mục. Bọn ấy tuy tham lam hoặc liêm khiết không giống nhau, nhưng chưa có kẻ nào

quá ư bạo ngược, hà khắc.

Đến nay, kẻ yêu nghiệt họ Tô tham tàn, bạo ngược. Giết hại đám thương sinh, coi

sừng tê ngà voi là quý. Khinh miệt bậc hiền tài, lấy giống chó, lồi ngựa làm trọng. Khai mỏ vàng thì dân rét thấu xương, mặt xanh, da nát. Lấy ngọc châu thì sâu mị miệng rồng, trăm đi một về. Thuế má nặng nề, dân phải dốc thạp vét kho. Hình phạt phiền phức, liên luỵ xóm giềng làng mạc. Dân chẳng được sống yên, vật khơng có chỗ ổn.

Ta đây vốn dòng dõi nước trời, con cháu Hùng tướng, thương con đỏ hãm rơi vực thẳm, không được chăn êm gối ấm, họp nhân mưu, hưng nghĩa chúng, tái lập chính,

diệt trừ tàn bạo, tham ác, đồi bại xấu xa.

Các ngươi đều có trí khơn, tiên tổ đã cùng dòng, thù nước ắt phải báo. Hãy sát

cánh với nhau, giương cây cung mạnh, diệt trừ ngoại xâm, tháo nước sông Thiên Hà mà tẩy rửa binh khí. Nghiệp Hồng Bàng vì thế mà được tái tạo. Dịng giống Lạc nhờ đó mà hết tiếng kêu than.

Bảo vệ xã tắc, gối đầu lên giáo mác chính là lúc này đây. Hãy làm cho cơng danh

được ghi vào tre lụa chẳng tốt đẹp lắm sao ? Nếu còn kẻ nào vẫn hồ nghi do dự thì

hịch này truyền đến tất được soi sáng. Hãy nên gắng hết sức mình !”

Các quận nghe lời hịch, nơi nơi đều hưởng ứng, nổi lên đánh Tô Định. Định thua to thì phải chạy về Nam Dương. Vua nhà Hán là Quang Vũ nổi giận, biếm chức Tô

Định, đẩy hắn ra châu Đạm Nhĩ, rồi sau hắn bị chết ở đấy.

Bà Trưng lược định được 65 thành cổ ở cõi Lĩnh Nam, lên ngôi vua, đổi họ từ Lạc sang Trưng đóng đơ ở thành Chu Diên.

Vua Hán Quang Vũ sai Mã Viện Lưu Long làm tướng sang xâm lược nước ta. Bà Trưng cầm cự với quân giặc Hán ở Lãng Bạc. Qua một năm, quân của Bà Trưng lâm vào thế bất lợi, phải lui vào giữa đất Cấm Khê.

Khi ấy, quân giặc Hán thường bị thiệt hại vì nạn lam sơn chướng khí. Mã Viện rất lo ngại bèn thắp hương hai lạy mà cầu đảo quy thần. Một hơm, hắn thấy một cụ già

cười nói phởn phơ, đến trước mặt tham yết. Viện mừng rỡ, hai lạy mà đón hỏi cụ già về thuật từ lam chướng. Cụ già bèn bảo : Viện hãy lấy cây ý dĩ làm thuốc mà uống thì sẽ nhẹ người, thắng được lam chướng. Viện hỏi sang những việc khác thì cụ già bỗng

biến mất. Viện bèn hái cây ý dĩ cho quân sĩ uống thì khơng bị thiệt hại về lam chướng nữa, khí thế binh sĩ của hắn lại phấn chấn lên.

Bỗng gió mưa dập dồn, thuỷ binh của Trưng Vương bị chìm đắm. Bộ binh của Trưng Vương bị rối loạn. Quân giặc Hán lợi dụng ngay tình thế ấy. Quân của Trưng

Vương thua to, Trưng Vương chết trong trận. Cũng có thuyết cho rằng Trưng Vương lên núi Hi Sơn rồi sau đó đi đâu khơng biết.

Bà em là Trưng Nhị thu thập tàn quân, chia đi chống giữ các nơi hiểm yếu để mưu tính việc khơi phục cơ đồ. Nhưng quân bà Trưng Nhị cũng lại gặp thế bất lợi, bà Trưng Nhị bị hãm trong trận rồi chết.

Người nước ta thương nhớ, lập đền thờ Hai Bà ở cửa sơng Hát Giang. Hễ có ai đến cầu đảo ở cầu đấy thì khơng điều gì là khơng linh ứng.

(Theo : Thiên Nam vân lục)

Một phần của tài liệu cf1f01e51ebab90885f5a88331651997 (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)