BÀI 16 KHƠNG KHÍ VÀ CÁC KHỐI KHÍ (2 tiết)

Một phần của tài liệu cf1f01e51ebab90885f5a88331651997 (Trang 132 - 134)

- Hoạt động vận dụng thường là những bài tập tình huống, đòi hỏi HS vận dụng

BÀI 16 KHƠNG KHÍ VÀ CÁC KHỐI KHÍ (2 tiết)

Chuẩn bị cho giờ học :

Giáo viên :

- Chuẩn bị khung ô chữ.

- Tranh ảnh liên quan đến khơng khí, hơi nước trong khơng khí, các tầng khí quyển, biểu đồ các thành phần của khơng khí,...

Học sinh :

- Sách, vở, đồ dùng học tập.

- Sưu tầm thơng tin về khí quyển, các khối khí (nếu có điều kiện).

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục đích : Kiểm tra những kiến thức HS đã được học ở các bài trước đây, kết

nối với tên của bài mới. Đồng thời, tìm xem HS đã có những kiến thức gì liên quan đến khơng khí và các khối khí. Như vậy, hoạt động khởi động đã tạo ra sự mâu thuẫn giữa cái đã biết, cái muốn biết và chưa biết. Trên cơ sở đó, GV cùng với HS hình thành

những nội dung kiến thức của bài mới.

Tìm từ chìa khóa ở cột A bằng cách trả lời các câu hỏi và điền từ vào ô trống theo hàng ngang. Em có những hiểu biết gì về nội dung của từ chìa khố ?

a. Đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu gọi là gì ? b. Trong hệ Mặt Trời hành tinh nào gần Mặt Trời nhất ?

c. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta nằm trong vùng biển nào ? d. Núi lửa và động đất do lực nào sinh ra ?

đ. Dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường dưới

200m là gì ?

e. Apatit, thạch anh, kim cương là loại khoáng sản nào ? NXBGDVN

g. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời được gọi là chuyển động gì ? h. Vĩ tuyến gốc được gọi là gì ?

- Trong hoạt động khởi động, tài liệu Hướng dẫn học sử dụng trị chơi ơ chữ, với 8 từ hàng ngang, phối hợp để tìm ra từ chìa khố hàng dọc : KHƠNG KHÍ, sau đó bằng hiểu biết của mình, HS viết ra những nội dung đã biết về khơng khí và trao đổi với các bạn trong nhóm.

Để thực hiện hoạt động này, GV có thể hướng dẫn HS thực hiện theo các

bước sau đây :

Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho HS, hướng dẫn HS làm việc cá nhân trước.

Bước 2 : Trên cơ sở kết quả làm việc cá nhân, HS tiến hành trao đổi nhóm, tìm từ chìa khố và nhanh chóng có tín hiệu báo cáo kết quả với GV.

Bước 3 : Các nhóm báo cáo với GV và cả lớp kết quả làm việc. Bước 4 : GV đánh giá, nhận xét và kết nối với bài học mới.

- Hoạt động này GV có thể đánh giá HS bằng các cách khác nhau như : quan sát HS trong thời gian làm việc cá nhân ; đánh giá sản phẩm của cá nhân HS ; đánh giá thông qua việc thảo luận với cả nhóm.

- Hoạt động khởi động trong tài liệu Hướng dẫn học chỉ là một tình huống để HS

bộc lộ những biểu biết của mình về nội dung bài học và tạo hứng thú học tập cho HS. Tùy theo đặc điểm của từng địa phương, GV có thể điều chỉnh, sử dụng những tranh

ảnh minh hoạ gần gũi với địa phương HS hoặc lựa chọn cách khởi động khác để đem

lại hiệu quả cao hơn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động hình thức kiến thức gồm các hoạt động : Tìm hiểu thành phần của

khơng khí ; Tìm hiểu cấu tạo của lớp vỏ khí ; Tìm hiểu các khối khí ; Tìm hiểu về nhiệt

độ khơng khí ; Tìm hiểu về sự thay đổi của nhiệt độ khơng khí.

Một phần của tài liệu cf1f01e51ebab90885f5a88331651997 (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)