MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯ UÝ KHI THỰC HIỆN CÁC BÀI HỌC ĐỊA LÍ

Một phần của tài liệu cf1f01e51ebab90885f5a88331651997 (Trang 125 - 126)

1. Về nội dung

Các bài học Địa lí trong tài liệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6, về cấu trúc

cũng như mức độ nội dung cơ bản dựa theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng Địa lí 6. Về cơ bản các nội dung trong tài liệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 so với SGK Địa lí 6 hiện hành là tương đồng. Trong tài liệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6, các bài học

được tích hợp, cấu trúc lại để vừa đảm bảo truyền tải được nội dung vừa đổi mới

phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động tự học dưới sự hướng dẫn của GV. Một số bài được tích hợp với mơn Lịch sử để thành các bài học liên mơn.

Ví dụ : Trong bài học liên môn “Bản đồ và cách sử dụng bản đồ” thêm nội dung về cách sử dụng bản đồ nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập

Lịch sử, Địa lí và trong đời sống ; thêm một số bản đồ Lịch sử (Bản đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40) ; bổ sung thêm một số loại và dạng kí hiệu lịch sử trong mục kí hiệu bản đồ.

Các dữ liệu địa lí như : thơng tin, số liệu thống kê, hình ảnh,... được cập nhật và bổ sung để đảm bảo tính thời sự và hiện đại.

2. Về phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học

Nhìn chung, với cách trình bày mới của tài liệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6, HS được gợi ý rõ các công việc cần tiến hành cũng như cách tổ chức thực hiện. Tài

liệu Hướng dẫn học cung cấp tư liệu, thông tin để HS tự làm việc (cá nhân hoặc nhóm) và dẫn dắt các em đi đến kiến thức mới, rèn luyện các kĩ năng hoặc khái quát, tổng hợp kiến thức ; đưa ra các tình huống để HS tập vận dụng kiến thức. Như vậy, GV không

mất nhiều công sức lựa chọn hoạt động cho HS, song q trình học của HS lại rất cần có sự hỗ trợ của GV để các em thực hiện các công việc cho phù hợp với khả năng của mình và khi phát hiện HS lúng túng, GV cần giúp đỡ kịp thời. GV có thể linh hoạt điều chỉnh các lệnh sao cho các em dễ hiểu, dễ thực hiện, song vẫn đảm bảo thực hiện được mục tiêu của bài học.

Trong mỗi bài học, tác giả đều thiết kế đan xen các hình thức hoạt động, từ cá

nhân, cặp đơi, nhóm, cả lớp, HS cịn học với người thân trong gia đình hay với thành

viên trong cộng đồng (qua kể lại những gì mình đã học, tìm hiểu thêm thơng tin, ứng dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống hằng ngày,…). GV theo dõi HS thực hiện

theo các lệnh của tài liệu Hướng dẫn học. Trong quá trình HS làm việc, nếu thấy HS/ nhóm HS nào cịn lơ là, lúng túng, GV cần tiếp cận HS hoặc nhóm HS đó để hỗ trợ kịp thời. Trong trường hợp, số đơng HS trong lớp học có biểu hiện khơng hiểu nhiệm vụ, không thực hiện được lệnh trong tài liệu, GV cần thay đổi hình thức hoạt động cho phù hợp. Ví dụ : GV có thể hướng dẫn chung cho cả lớp cùng thực hiện nhiệm vụ khi thấy cá nhân hay nhóm HS lúng túng.

Cùng với các phương pháp dạy học như thuyết trình, đàm thoại,... GV cần tăng cường vận dụng một số phương pháp dạy học đặc trưng của môn học như : phương

pháp thảo luận, sử dụng bản đồ, biểu đồ, phân tích tranh ảnh, phân tích số liệu thống

kê,... (thuộc nhóm các phương pháp làm việc trong phịng) và phương pháp quan sát,

điều tra, phỏng vấn, đo vẽ trên thực địa,... (thuộc nhóm các phương pháp thực địa) góp

phần hình thành và phát triển ở HS năng lực tham gia, hoà nhập, khả năng vận dụng

kiến thức môn học vào cuộc sống. Các phương pháp này được lựa chọn phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức của HS, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Phối hợp, đa dạng hố các hình thức tổ chức dạy học : dạy học trên lớp với dạy

học theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân HS, tạo điều kiện phát huy vai trị tích cực, chủ

động của từng HS ; kết hợp dạy học trên lớp với dạy ngoài thực địa, trải nghiệm thực tế.

Các phương tiện dạy học như : bản đồ, tranh ảnh, mơ hình, mẫu vật, phim giáo

khoa,... đều có chức năng kép, vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện minh hoạ nội dung dạy học. Trong quá trình dạy học, GV cần tổ chức, hướng dẫn để HS biết khai

thác và chiếm lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học, qua đó HS vừa có được kiến thức, vừa được rèn luyện các kĩ năng môn học.

Như vậy, vai trò của GV trong mơ hình Trường học mới chủ yếu là hướng dẫn, theo dõi, giám sát việc học của HS. Khi giám sát HS hoạt động, GV đồng thời nhận xét,

đánh giá kết quả học của từng em, phân loại HS và dự kiến cách và mức độ hỗ trợ đối

với từng HS/nhóm HS. Điều quan trọng là GV cần tin cậy HS, trao quyền chủ động học cho HS, khơng làm thay, nói thay mà nên tạo điều kiện để HS được thể hiện cách học, kết quả học của mình. GV có thể đặt các câu hỏi giúp các em tự suy nghĩ, tìm cách giải quyết và thực hiện các cơng việc theo cách mà các em tìm ra với gợi ý của GV.

Một phần của tài liệu cf1f01e51ebab90885f5a88331651997 (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)