- Hoạt động vận dụng thường là những bài tập tình huống, đòi hỏi HS vận dụng
5. Tìm hiểu sự thay đổi nhiệt độ của khơng khí
Quan sát hình 4, đọc và lựa chọn các tiêu đề 1, 2, 3 ghép với các hình 4a, 4b, 4c, sao cho phù hợp. Hãy giải thích sự lựa chọn của em.
Tiêu đề 1. Nhiệt độ khơng khí thay đổi theo độ cao. Tiêu đề 2. Nhiệt độ khơng khí thay đổi theo vĩ độ.
Tiêu đề 3. Nhiệt độ khơng khí thay đổi tuỳ theo vị trí gần hay xa biển.
a) b) c)
Hình 4. Sự thay đổi nhiệt độ khơng khí
Bước 1 : GV cho HS đọc mục 5, xác định yêu cầu và thực hiện.
Bước 2 : Cá nhân HS phân tích các hình a, b, c, tìm tiêu đề 1, 2, 3 và ghép với hình cho hợp lí. Tiêu đề 1 – hình b ; tiêu đề 2 – hình a ; tiêu đề 3 – hình c.
Bước 3 : HS so sánh kết quả với các bạn bên cạnh và báo cáo với GV. Bước 4 : GV đánh giá kết quả của HS thông qua kết quả.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Tính nhiệt độ trung bình ngày
Khi đo nhiệt độ khơng khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m. Ở các trạm khí tượng, người ta thường đo nhiệt độ khơng khí mỗi ngày ít nhất 4 lần vào lúc 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ, rồi tính nhiệt độ trung bình ngày bằng cách cộng số lần đo nhiệt độ khơng khí trong ngày và chia trung bình.
Dựa vào thơng tin trên, hãy tính nhiệt độ trung bình ngày của Hà Nội, biết rằng : nhiệt
độ đo được lúc 1 giờ là 18oC, lúc 7 giờ là 20oC, lúc 13 giờ là 24oC và lúc 19 giờ là 22oC.
Để giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được, hoạt động này yêu cầu
HS đọc thông tin để biết cách tính nhiệt độ trung bình ngày.
GV có thể giải thích thêm vì sao khi tính nhiệt độ trung bình ngày người ta lại dùng nhiệt độ đo được vào các thời điểm 1h, 7h, 13h và 17h.
HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả trước lớp.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy trao đổi với người thân để trả lời các câu hỏi sau :