Hoạt động vận dụng

Một phần của tài liệu cf1f01e51ebab90885f5a88331651997 (Trang 33 - 34)

III. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

4. Hoạt động vận dụng

- Mục đích của hoạt động này là giúp HS vận dụng được nội dung bài học để giải quyết các tình huống/vấn đề mới, khơng giống với những tình huống/vấn đề đã được

hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống/vấn đề mới trong

học tập hoặc trong cuộc sống. GV sẽ hướng dẫn HS kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành cơng tình huống/vấn đề tương tự tình

huống/vấn đề đã học. Đây có thể là những hoạt động mang tính nghiên cứu, sáng tạo, vì thế cần giúp HS gần gũi với gia đình, địa phương, tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình, địa phương để hồn thành nhiệm vụ học tập. Trước một tình huống/vấn đề, HS

có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.

- Nội dung : Hoạt động vận dụng khác với hoạt động luyện tập. Hoạt động luyện

tập là làm bài tập cụ thể do GV hoặc tài liệu Hướng dẫn học đặt ra, còn hoạt động vận dụng là HS tự đặt ra bài tập cho mình. Đây là hoạt động triển khai ở nhà, cộng đồng ;

động viên, khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo ; giúp các em gần gũi với gia đình, địa phương, tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình, địa phương. HS có thể tự đặt ra bài

tập cho mình, trao đổi, thảo luận với gia đình và cộng đồng để cùng giải quyết. Tài liệu cần nêu rõ các vấn đề cần phải giải quyết và yêu cầu HS phải tìm ra các cách giải

quyết vấn đề khác nhau ; yêu cầu HS phải thể hiện năng lực thông qua trao đổi, thảo

luận với các bạn trong lớp, với GV, gia đình và cộng đồng. Có một yếu tố quan trọng để giúp cho HS sáng tạo là các vấn đề đưa ra không chỉ gắn chặt với những gì đã học trên lớp mà cịn là vấn đề của cộng đồng, xã hội.

- Phương thức hoạt động : HS được hướng dẫn hoạt động cá nhân và nhóm để trao đổi với các bạn về nội dung và kết quả về bài tập do mình đặt ra, sau đó thảo luận với GV. Đặc biệt cần lưu ý hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận với gia đình về những vấn

đề cần giải quyết hoặc nêu những câu hỏi để các thành viên trong gia đình trả lời…

Hoạt động với cộng đồng như tìm hiểu thêm về những vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học. Hoạt động với GV có thể là trao đổi những kết quả và yêu cầu đánh giá.

Ví dụ 1 : Bài 6. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

GV yêu cầu HS làm bài tập phần vận dụng, nếu có thời gian thì làm ở trên lớp, nếu khơng cịn thời gian hướng dẫn HS làm ở nhà hoặc ngoài lớp.

1. Em hiểu thế nào về câu nói của Bác Hồ :

“Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”

Ở câu hỏi này, yêu cầu HS giải thích nội dung câu nói của Bác Hồ, thơng qua đó

nêu được trách nhiệm của người HS trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

giai đoạn hiện nay.

2. Có phải nước Âu Lạc sụp đổ là do mất cảnh giác không ? Qua đó, em rút ra

bài học gì đối với cơng cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước hiện nay ?

Yêu cầu HS đưa ra quan điểm khẳng định được nguyên nhân nước Âu Lạc sụp đổ là do mất cảnh giác và lí giải. Đồng thời, qua đó phải rút ra bài học lịch sử trong

công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Ví dụ 2 : Bài 17. Khí áp và các loại gió

Để HS vận dụng kiến thức đã học được, hoạt động vận dụng yêu cầu HS trao đổi

với người thân để cho biết nước ta nằm trong phạm vi hoạt động của loại gió nào ? Vì sao ? Trong hai ý của câu hỏi vừa có nhiệm vụ dành cho HS đại trà, vừa có nhiệm vụ nâng cao để phát huy tính sáng tạo của HS. Hoạt động này, HS trao đổi với người thân tạo ra sự gần gũi với gia đình, tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình để hồn thành nhiệm vụ học tập.

Một phần của tài liệu cf1f01e51ebab90885f5a88331651997 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)