Khách là người châ uÁ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý khách du lịch - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 43 - 44)

1. Những đặc điểm của khách theo châu lục

1.2. Khách là người châ uÁ

Khách là người châu Á khá đa dạng và phức tạp trong tính cách dân tộc cũng như trong cách giao tiếp vì có nhiều nền văn hố, nhiều tơn giáo, nhiều điều kiện kinh tế-xã hội khác biệt. Xét một cách cụ thể dù theo từng nhóm nhỏ, từng cộng đồng dân tộc, từng quốc gia, hay từng vùng lãnh thổ đều có thể tìm ra rất nhiều điểm khác nhau về tâm lí và hành vi của họ. Những đặc điểm riêng biệt sẽ được xem xét cụ thể hơn với từng quốc gia dân tộc, cịn nhìn chung người châu Á có một số đặc điểm chung mang tính chất điển hình như:

- Trọng lễ nghi trong giao tiếp: Nghi thức khi giao tiếp của người châu Á thường gắn bó chặt chẽ với văn hố và tơn giáo của cộng đồng, họ coi việc chào hỏi đúng lễ nghi là thước đo của phẩm hạnh, thường cử chỉ chào hỏi của người châu Á mang tính mực thước, khiêm nhường, khoan thai, một số nước ở Đông Á, Đông Nam Á chào theo cách cúi đầu trong khi đó một số nước ở Nam Á, Trung Á, Trung Đông chào bằng cách chắp hai tay trước ngực. Tuy nhiên cũng phải kể đến ảnh hưởng của văn hoá Âu-Mỹ một số bộ phận cư dân (thường ở thành phố) cũng chào theo cách bắt tay, vỗ vai, ôm hôn như người châu Âu.

Trong giao tiếp người châu Á rất coi trọng tôn ti, trật tự theo lứa tuổi, địa vị xã hội và thường tuân theo những tập qn của cộng đồng mình.

- Trọng tín nghĩa: Đây là nét cao đẹp của văn hoá phương Đông, các tôn giáo như đạo Khổng, đạo Phật, đạo Shinto, đạo Hindu, đạo Hồi... đều coi tín nghĩa là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quan hệ giữa người với người. Trong quan hệ họ không coi trọng những văn bản cam kết (giấy trắng-mực đen) như người Âu-Mỹ mà coi trọng yếu tố lời nói của cá nhân con người.

- Người châu Á tính tình kín đáo, họ thường cẩn trọng, dè dặt trong giao tiếp. Người châu Á có thuộc tính thường chờ đợi, lắng nghe và thận trọng, không quá vội vàng, quá cởi mở, vồn vã... Ngồi ra người châu Á thường ít đi thẳng vào vấn đề, vào nội dung câu chuyện, họ thường đi đến mục đích chính theo lối đường vịng.

- Người châu Á thường đề cao yếu tố truyền thống và gia đình, bản sắc cộng đồng cao hơn bản sắc cá nhân: Đây là một điểm rất đặc trưng của người châu Á, trong mọi hoạt động giao tiếp, vai trị của cá nhân thường bị lẫn chìm trong cộng đồng xã hội. Văn hố phương Đơng cùng với chế độ phong kiến hà khắc, các nghi thức tôn giáo... đã trở thành những định chế kìm hãm con người, tạo nên ý thức về việc tuân thủ “nề nếp xã hội”, “giống như mọi người” đó là nguyên tắc ứng xử tối cao đã ngự trị lâu đời. Người châu Á ít bộc lộ cá tính của mình (cho dù có điều kiện thuận lợi), họ thường nhân danh tập thể, cộng đồng, thường núp bóng dưới những danh nghĩa nhất định. Nhìn chung trong đời sống xã hội của người châu Á vẫn có những yếu tố mang tính truyền thống cản trở sự bộc lộ cá tính (bộc lộ cái tôi) của con người. Ngay cả tình cảm họ cũng thường khơng bộc lộ với người lạ (buồn vui ít thể hiện lên trên nét mặt và lời nói).

Ngồi ra theo từng vùng lãnh thổ và kinh tế xã hội người châu Á cịn có những đặc điểm riêng: (Sự phân chia này chỉ mang tính tương đối vì có sự giao thoa văn hố giữa các vùng với nhau)

+ Vùng Đông Á, Đông Nam Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước thuộc khối Asean như Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Campuchia, Lào...) chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Khổng giáo, Nho giáo, và Thiên chúa giáo với các tư tưởng: nhân ái, hướng thiện, đề cao lễ nghi, đạo đức, và yếu tố tinh thần.

+ Vùng Nam Á, Trung Đông và các quốc gia theo đạo Hồi trong cuộc sống và trong giao tiếp chịu rất nhiều sự chi phối của các lễ nghi tôn giáo.

+ Ngoài ra một số quốc gia phát triển ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, ngồi các yếu tố trên văn hố Âu-Mỹ cũng ảnh hưởng khá nhiều đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi và những người từng có sự liên hệ với văn hoá Âu-Mỹ (người đã từng sống, học tập ở Âu-Mỹ, người làm việc nhiều với người Âu-Mỹ...).

Khẩu vị và cách ăn uống của người châu Á cũng đa dạng và phong phú khơng kém gì về tơn giáo và tính cách dân tộc. Các nước Đơng Á thường ăn uống theo lối tổng hợp, có cả rau, thịt, nước canh, cơm... nhìn chung có nhiều món ăn và trong từng món cũng có nhiều nguyên liệu-gia vị, họ ăn theo mâm và dùng đũa. Trong khi đó một số nước Nam Á và những nước theo đạo Hồi lại ăn bốc và kiêng thịt lợn, kiêng đồ uống có cồn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý khách du lịch - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)