2. Những đặc điểm của khách theo quốc gia dân tộc
2.5. Khách du lịch là người Nhật
Nhật Bản là một quốc đảo, nằm ở Đông Á, thuộc Thái Bình Dương. Diện tích nước Nhật là 377.800 km2 được hợp thành chủ yếu từ 4 đảo lớn là Hokkaido, Sikoku, Kyusu và Hônsu cùng hơn 1000 đảo nhỏ. Dân số khoảng 127 triệu người (năm 2003) trong đó chủ yếu là tộc người Đại Hoà (Yamato) chiếm trên 99% dân số, còn lại là người Inuit, Triều Tiên, Trung Quốc. Ngơn ngữ chính là tiếng Nhật, ngồi ra trong lĩnh vực thương mại và du lịch tiếng Anh được sử dụng tương đối rộng rãi, đặc biệt có thể giao tiếp bằng văn bản tiếng Trung Quốc đối với người Nhật Bản. Người Nhật chủ yếu theo Phật giáo (54% dân số), các tôn giáo khác phổ biến ở Nhật Bản là Thần đạo (40% dân số), Thiên chúa giáo (4% dân số). Tokyo là thủ đô của Nhật Bản, tiền tệ của Nhật bản là đồng Yên (JPY).
Nhật Bản theo chế độ quân chủ lập hiến, mặc dù danh nghĩa là một nước phong kiến nhưng Nhật Bản có nền cơng nghiệp và trình độ khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới. Mặc dù đất chật, người đơng, tài ngun ít nhưng với những đặc tính cần cù, ham học hỏi, sáng tạo... của người Nhật, Nhật Bản đã trở thành một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Trong thời gian gần đây, lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng đông, chiếm một tỉ trọng lớn trong lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
2.4.1. Tính cách dân tộc
Với điều kiện về địa lý, lịch sử, kinh tế- chính trị nói trên, người Nhật có những nét tính cách dân tộc khá điển hình như:
- Thơng minh, cần cù, khơn ngoan, thủ đoạn và trưởng giả. Trong cuộc sống hàng ngày người Nhật lịch lãm, gia giáo, chu tất, kiên trì, căn cơ ham học hỏi.
- Người Nhật trung thành với truyền thống, và nhân vật có uy quyền, chu tồn bổn phận với nhóm, họ có tính chính xác và kỷ luật rất cao, bản sắc cộng đồng cao hơn bản sắc cá nhân.
- Người Nhật sợ nhất là bị mất mặt, bị xúc phạm, bị tai tiếng. Nguyên tắc sống của họ là: “Biết được chỗ cần dừng sẽ tránh được hiểm nguy, thấu hiểu thân phận mình tất khỏi bị sỉ nhục” vì vậy trong cuộc sống họ lịch lãm, chu tất, họ có tính tự chủ rất cao, điềm tĩnh và ơn hồ. Cũng chính vì sợ bị xúc phạm nên người Nhật thường ít khi xúc phạm đến người khác hay làm cho người khác bị mất mặt, mất lịng, họ tránh va chạm cơng khai các ý kiến tránh động chạm đến lòng tự ái của người khác. Ngay cả khi từ chối một điều gì đó người Nhật thường khơng nói thẳng (họ tránh các từ như “khơng”, “tơi khơng biết”, “tơi khơng thể”) mà thường nói vịng vèo, bóng gió. Việc nói chuyện vịng vèo, bóng gió được rèn luyện và bảo lưu từ đời này qua đời khác trở thành một tập quán trong phong cách giao tiếp và nói chuyện của người Nhật. Cũng chính vì những tập qn này mà người Nhật thường rất cẩn thận, chu đáo, khơn ngoan, mềm mỏng, có tính tự chủ rất cao trong giao tiếp.
- Dân tộc Nhật là dân tộc cười, họ cười mọi lúc mọi nơi, nụ cười của họ có rất nhiều ý nghĩa, họ cười trong cả lúc vui và lúc buồn.
- Người Nhật đề cao tính khiêm tốn, họ rất ghét sự khoe khoang, chính vì vậy trong giao tiếp với người Nhật cần tỏ ra khiêm nhường, mềm mỏng, giọng nói vừa phải (khơng được cao giọng hay nói q to).
- Người Nhật rất kỵ người khác hỏi về tiền lương, thu nhập, đãi ngộ phúc lợi... Phụ nữ Nhật rất kỵ người khác hỏi tên, tuổi, tình trạng hơn nhân của mình. Vì vậy khi nói chuyện với người Nhật nhìn chung khơng nên hỏi chuyện riêng tư của họ.
- Người Nhật chào hỏi bằng cách cúi đầu, thông thường họ gập người khoảng 15 độ khi hỏi thăm, 30 độ khi hoan nghênh đón chào, 45 độ khi cáo biệt. Hiện nay người Nhật rất hay dùng danh thiếp để giới thiệu và làm quen trong lần đầu gặp gỡ.
- Người Nhật yêu thiên nhiên, tình cảm thẩm mỹ phát triển cao, họ thích những gì cụ thể, có hình khối rõ ràng. Trang trí chủ yếu là hai màu tương phản đỏ-đen, điều này cũng biểu hiện sự mạnh mẽ trong tính cách của người Nhật.
- Đồ dùng của người Nhật thường là đồ gỗ, sàn nhà bằng gỗ hoặc trải thảm, người Nhật không kê bàn ghế trong nhà ngồi ở trên sàn. Khi vào nhà của người Nhật nhất thiết phải bỏ giày, áo khốc ở bên ngồi. Khi ngồi ở trong nhà cách ngồi của người Nhật cũng khá đặc biệt, họ ngồi theo kiểu quỳ và xếp trên hai cẳng chân.
- Người Nhật đề cao nghệ thuật cắm hoa (Ikebana), họ rất yêu hoa cúc đặc biệt là hoa anh đào. Nước Nhật còn được gọi là “xứ sở hoa anh đào” (sakura) đây là một nét thẩm mỹ rất tự hào của người Nhật, hoa anh đào biểu trưng cho sự cao đẹp đầy luyến tiếc, sự “sớm nở chiều tàn” của hoa anh đào, cùng với sự tàn phai ở đỉnh cao rực rỡ của nó càng tơn thêm vẻ đẹp cao q của nó. Cịn hoa cúc, khơng chỉ có người Nhật mà các nước Á đông thường xem trọng hoa cúc, họ xem hoa cúc là biểu tượng của tình cảm thắm thiết, tri kỷ, tơn trọng, tình bạn và sự lâu bền.
- Người Nhật rất tin vào nghệ thuật tướng số, con gái Nhật rất sung sướng khi được khen là “mỹ nhân tuổi tỵ”.
- Người Nhật rất thích uống trà, ngồi kiểu uống trà thơng thường để giải khát và chữa bệnh cịn có những nghi lễ uống trà đã được nâng lên thành một nghệ thuật, một tôn giáo...
- Chim trĩ xanh được xem là “quốc điểu” của nước Nhật. Ngoài ra người Nhật thích con hạc và rùa (biểu trưng cho sự trường thọ và bền bỉ), họ có ác cảm với con cáo vì cho rằng cáo là biểu trưng của sự tham lam và xảo trá.
- Người Nhật thích các số lẻ (chọn buồng số lẻ, tặng hoa, tặng quà đều theo số lẻ) và kỵ số 4. Trong tiếng Nhật số 4 có nghĩa là “Shi” đồng âm khác nghĩa với từ chết. Ngồi ra người Nhật cịn kỵ màu xanh và hoa sen, họ cho rằng màu xanh là màu khơng trong lành, cịn hoa sen chỉ dùng để phúng viếng.
- Khi tặng quà cho người Nhật cần chú ý: Giấy gói phải phù hợp (màu trắng, đỏ thắm cho gặp mặt thông thường, màu vàng bạc cho đám cưới, màu đen xám cho chuyện buồn và tang lễ). Màu dây buộc có thể là 3,5,7,9 nhưng không được là số chẵn, nút buộc cuối cùng phải giống như con ngài tằm.
- Trang phục truyền thống của người Nhật là bộ Kimônô được sử dụng cho cả nam và nữ giới. Kimơnơ có rất nhiều chủng loại, là đặc trưng văn hoá rất độc đáo của người Nhật. Người Nhật thường sử dụng bộ Kimơnơ vào những dịp quan trọng, ngồi ra người Nhật cịn diện bộ Kimơnơ trong những cơ sở dịch vụ cao cấp, trong các hoạt động văn hoá đặc sắc như trà đạo, múa dân gian, biểu diễn nghệ thuật, khi tiếp khách quý,...
2.5.2. Khẩu vị và cách ăn uống
Nhìn chung khẩu vị và cách ăn uống của người Nhật có nhiều nét tương đồng với người Việt Nam, Trung Quốc. Đều ăn mâm, dùng đũa, ăn cơm, canh dọn đầy đủ các món cùng ăn,... Ngồi ra khẩu vị và cách ăn uống của người Nhật còn một số nét riêng:
- Thích các món ăn chế biến từ hải sản. Thức ăn chính chủ yếu là cơm tẻ, mì sợi, thịt, cá, rau... trong chế biến người Nhật thường cố gắng giữ nguyên mùi vị ban đầu của nguyên liệu, thực phẩm.
- Trước khi ăn dùng khăn mặt bơng quấn chặt, hấp nóng để khách lau mặt, sau khi ăn có bát nước chè thả thêm bông cúc để rửa tay.
- Ngồi ra người Nhật cịn thích các món ăn nhanh kiểu Mỹ, các loại bánh kẹo Mỹ, thích rượu vang vùng Califonia và nước giải khát Coca-cola.
- Người Nhật có thói quen ngồi ăn cùng bàn với người lạ (thói quen chia sẻ bàn ăn). Trong nhà hàng thích chia ra các khoang nhỏ để tạo sự ấm áp, gần gũi và giữ được khoảng cách cần thiết.
- Khi ăn uống với người Nhật cần lưu ý không nên chan canh (hay súp) vào cơm hay các món ăn khác, vì họ cho rằng đó là cử chỉ mất lịch sự. Theo tục lệ của người Nhật cách ăn này chỉ dùng cho chó và mèo.
- Khi uống rượu với người Nhật khơng nên khun hay ép họ uống hết mình. Một số món ăn nổi tiếng rất được người Nhật ưa thích:
- Món ăn nổi tiếng nhất của Nhật là món Sushi (cơm tứ hỉ). Cách làm Shusi tương đối đơn giản, cơm nấu chín trộn thêm một ít dấm, muối rồi bó vỉ, sau đó cắt cơm thành khoanh, đặt lên khoanh cơm những lát cá (hay tơm sống), cũng có thể thêm rau, trứng luộc... về hình thức Sushi thường có xen các màu trắng, vàng, đỏ,... rất đẹp mắt.
- Gỏi cá, tôm: đây cũng là món ăn rất phổ biến của người Nhật, theo tập qn ngồi tơm người Nhật chỉ thích ăn sống một số lồi cá như: cá bơn, cá nóc, bạch tuộc, mực... Họ thường xay cá, tôm rồi nêm với gia vị, hành hoa, trứng sống... sau đó trộn với mù tạt, xì dầu và ăn với cơm.
- Cơm nắm: đó là cơm tẻ trắng nặn thành tam giác có thứ cịn bọc một lớp rau câu. Loại cơm nắm này khi ăn khơng cần hâm nóng, nên là loại thức ăn rất phổ biến.
- Món cá nóc: Cá nóc là lồi cá có chất độc, trong chế biến cá nóc ở Nhật Bản thường có những quy định rất cụ thể, chặt chẽ. Việc ăn cá nóc cũng thể hiện tinh thần đặc trưng (coi cái chết nhẹ nhàng, đối mặt trong việc lựa chọn giữa niềm vui và cái chết) của người Nhật. Cá nóc đa số được ăn sống, thịt cá được cắt thành lát rất mỏng (thậm chí có thể nhìn thấu qua) hình cánh hoa cúc, các lát cá được xếp từ ngoài vào trong thành hình hoa cúc, do đó người Nhật cịn gọi món này là “Cúc thịnh” (Kikumori).
- Rượu Sakê là loại rượu dân tộc, đặc trưng của người Nhật, khi dùng các món đặc sản nói trên người Nhật thường uống kèm rượu Sakê hâm nóng.
2.5.3. Đặc điểm khi đi du lịch
Do đặc điểm ở Nhật “đất chật, người đông” nên giá cả dịch vụ ở Nhật đều rất đắt đỏ, tuy nhiên mức sống của người Nhật tương đối cao, ngày nay lượng khách quốc tế là người Nhật Bản vào Việt Nam chiếm một tỷ trọng tương đối cao. Nhìn chung khách du lịch là người Nhật Bản có những đặc điểm sau:
- Chính phủ Nhật khuyến khích dân chúng đi du lịch ở nước ngoài.
- Chương trình du lịch thường chọn là 7 ngày để một năm có thể đi du lịch được ba lần.
- Thường chọn điểm đến du lịch có nhiều ánh nắng, cảnh sắc hấp dẫn, có bãi biển đẹp, cát trắng, có điều kiện để tắm biển quanh năm. Ngồi ra khách Nhật cịn thích các di tích cổ, thích các chương trình du lịch văn hố, du lịch sinh thái, thể thao...
- Do giá cả dịch vụ lưu trú, ăn uống ở các nước khác thường là thấp hơn so với Nhật Bản vì vậy người Nhật thường quyết định chuyến đi dựa trên chi phí vận chuyển mà ít quan tâm đến việc tiêu tiền ở điểm du lịch như thế nào.
- Khách Nhật chi tiêu nhiều cho các dịch vụ lưu trú và ăn uống, họ thường sử dụng các dịch vụ có thứ hạng tương đối cao. Nhìn chung người Nhật quen với những trang thiết bị sinh hoạt mang tính tiện dụng và hiện đại.
- Người Nhật rất coi trọng vấn đề an tồn, họ thường đến các văn phịng tư vấn an ninh trước khi đi du lịch ở nước ngoài để đảm bảo sự an tồn của tính mạng và tài sản. Cũng vì lý do này mà Người Nhật thường khơng thích ở tầng một và hai tầng trên cùng trong những khách sạn cao tầng. Họ thường cất tiền ở những nơi kín đáo, chỉ đem theo một số tiền vừa đủ để thanh toán và chi tiêu.
- Khách Nhật ở độ tuổi thanh niên chịu ảnh hưởng của lối sống hiện đại và phong cách Âu-Mỹ, thích phiêu lưu, dân dã, dễ giao tiếp, hồ mình với mơi trường mới.
- Khách là thương gia thường địi hỏi tính chính xác cao, họ cũng thường sử dụng những dịch vụ có thứ hạng cao (nếu sử dụng các dịch vụ có thứ hạng thấp kém có nghĩa là hạ thấp uy tín của cơng ty mà họ đại diện. Loại khách này thường sử dụng thời gian rỗi bằng cách đi dạo phố phường, chợ, thưởng thức nghệ thuật dân gian...
- Theo phong tục tập quán của mình, người Nhật thường mua rất nhiều quà lưu niệm.
- Nhìn chung khách Nhật giữ gìn bản sắc dân tộc khi đi ra nước ngồi, ln thể hiện là người có kỷ luật, lịch sự. Họ ít kêu ca phàn nàn, ít nổi nóng, rất khéo léo trong việc đối nhân xử thế, tuy nhiên lại có yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.