Một số đặc điểm của khách du lịch "balô"

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý khách du lịch - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 68 - 70)

Khách du lịch quốc tế vào Việt Nam rất đa dạng phong phú, có những loại khách sang trọng, cũng có những loại khách bình dân mà chúng ta vẫn thường gọi chung là khách du lịch “ba lô”. Khách du lịch “ba lô” không thuộc một phạm vi lãnh thổ nào, bao hàm cả người Âu, Mỹ, Á. Trong những năm từ 1990-1999 lượng khách này đến Việt Nam khá đơng, trong những năm gần đây đã có xu hướng giảm dần, tuy nhiên chúng ta cũng cần tìm hiểu một số đặc điểm của họ.

- Thường đến Việt Nam với động cơ du lịch thuần tuý. Đa phần loại khách này còn rất trẻ ở độ tuổi từ 17-25, chủ yếu là thanh niên các nước châu Âu, bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Với tính tị mị ham hiểu biết, loại khách này thực sự đến với cảnh quan và con người Việt Nam. Họ thích được tự nhiên hồ mình vào trong đời sống xã hội của con người Việt Nam.

- Họ thường tìm kiếm thơng tin ở nhiều kênh khác nhau (các quán cafe du lịch, internet, các công ty/ đại lý lữ hành...), thường tự mình đến với các điểm du lịch nổi tiếng hoặc mua tour lẻ (những chương trình du lịch của các cơng ty du lịch Việt Nam tổ chức với mức giá khá rẻ, chất lượng trung bình, các cơng ty, đại lý du lịch thường gom khách với nhau để tổ chức,...)

- Phương tiện giao thơng: Họ có thể sử dụng tất cả những phương tiện giao thông phổ biến của người Việt Nam, thông thường chủ yếu đi xe lửa khi đi xuyên việt, sử dụng ô tô, xe máy khi đi tham quan các tuyến lẻ. Trong thành phố thường thích đi dạo phố phường bằng xích lơ, xe đạp/ xe máy (th), hoặc đi bộ...

- Lưu trú ở các khách sạn nhỏ, khách sạn tư nhân, nhà nghỉ với mức giá thấp, thường ở ghép 2- 3 người một phòng.

- Ăn uống đơn giản, chấp nhận giá cả và các món ăn đồ uống tại các quán ăn và nhà hàng hạng trung, họ cũng thường sử dụng đồ ăn nhanh như bánh mỳ kẹp thịt, uống bia hơi, họ thường đến với các địa chỉ ăn uống - lưu trú quen thuộc đã phổ biến với “khách ba lô” qua những luồng thông tin khác nhau.

- Thời gian lưu trú của khách du lịch ba lô tại một điểm du lịch nào đó thường khơng dài, vì do tị mị, nhiều thơng tin lại ham hiểu biết nên họ nhanh chóng tiếp cận được với các điểm cần tham quan, thưởng ngoạn (khơng như các chương trình du lịch trọn gói).

Nhìn chung, loại khách này có mức chi tiêu thấp (tất nhiên khơng phải tất cả các khách du lịch balơ đều có khả năng thanh tốn thấp, mà nhiều khách có khả năng thanh tốn cao cũng muốn vậy để có những cảm giác mạnh, được hồ mình và gần gũi với con người Việt Nam hơn). Tuy nhiên trên góc độ là khách du lịch quốc tế thì chính đối tượng khách này lại là người hiểu biết nhiều nhất về đất nước cũng như con người Việt Nam. Nếu mang lại cho họ những cảm xúc mới lạ, thích thú họ sẽ là những người quảng cáo tích cực nhất cho du lịch Việt Nam, góp phần vào việc tiêu thụ các sản phẩm du lịch Việt Nam trong tương lai.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

1. Trình bày những đặc điểm của khách du lịch theo quốc gia – dân tộc. Hãy so sánh những đặc điểm này giữa 2 quốc gia dân tộc ( một quốc gia thuộc Châu Á và một quốc gia thuộc Châu Âu hoặc Mỹ)

2. Những đặc điểm của khách du lịch vùng Đơng Bắc Á có những điểm tương đồng và khác biệt nào so với người Việt Nam.

3. Những đặc điểm của khách du lịch vùng Đơng Nam Á có những điểm tương đồng và khác biệt nào so với Việt Nam.

4. Trình bày đặc điểm tiêu dùng và tâm lý xã hội của khách du lịch ba lơ

5. Hãy trình bày những nét đặc trưng cơ bản về khẩu vị và cách ăn uống và đặc điểm khi đi du lịch của người Pháp?

6. Hãy trình bày những nét đặc trưng cơ bản trong tính cách dân tộc và đặc điểm khi đi du lịch của người Anh?

7. Hãy trình bày những nét đặc trưng cơ bản về Tính cách dân tộc và khẩu vị ăn uống của người Trung Quốc?

8. Hãy trình bày những nét đặc trưng cơ bản trong tính cách dân tộc và đặc điểm khi đi du lịch của người Nhật Bản?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Trịnh Xuân Dũng, Nguyễn Vũ Hà, Giáo trình tâm lí du lịch, NXB Văn

hố thơng tin Hà Nội, 2003

2. Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lí học đại cương, NXB giáo dục

Hà Nội, 1998

3. TS. Nguyễn Đình Chính, TS. Phạm Ngọc Uyển, Tâm lí học xã hội, NXB Giáo dục Hà Nội, 2001

4. TS. Trịnh Xuân Dũng, Đinh Văn Đáng, Kỹ năng giao tiếp, NXB ĐHQG Hà Nội, 2004

5. TS. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh, Giáo trình tâm lí và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch, NXB Thống kê Hà Nội, 1995

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý khách du lịch - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)