Khách du lịch là người Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý khách du lịch - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 63 - 66)

2. Những đặc điểm của khách theo quốc gia dân tộc

2.7. Khách du lịch là người Hàn Quốc

Tên đầy đủ của Hàn Quốc là Đại Hàn Dân Quốc, nằm ở phía nam bán đảo Triều Tiên diện tích 99.326 km2 . Dân số Hàn Quốc gần 47 triệu người (năm 2004) với tộc người Triều Tiên chiếm đại đa số. Đa số người Hàn Quốc theo đạo Thiên chúa (khoảng 48% dân số theo cả Tin lành và Thiên chúa chính thống) và đạo Phật (khoảng 24%). Ngôn ngữ chính thống là tiếng Triều Tiên, tuy nhiên trong chữ viết sử dụng nhiều chữ Hán. Hàn Quốc là đất nước có nền kinh tế phát triển thứ hai ở châu Á, với các sản phẩm

nổi tiếng là điện tử, ơ tơ, hố chất, dệt...đời sống của người Hàn Quốc khá cao, du lịch ở Hàn Quốc rất phát triển.

2.7.1. Tính cách dân tộc

Tương tự như các nước trong khu vực đơng bắc Á, văn hố Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, ngoài ra trong nếp sống hiện đại văn hoá Hàn Quốc cịn chịu ảnh hưởng của văn hố Nhật Bản, Âu-Mỹ, tuy nhiên nhìn chung có sự đan xen giữa hiện đại và truyền thống nhưng trong tính cách của người Hàn Quốc vẫn có những nét đặc sắc riêng:

- Trong nếp sống hiện đại của người Hàn Quốc vẫn giữ được những nét truyền thống, họ rất coi trọng bản sắc văn hoá dân tộc và đề cao giáo dục. Người Hàn Quốc rất chú trọng đến gia tộc của mình, nó có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của người Hàn Quốc.

- Năm đức tính được coi trọng nhất đối với người Hàn Quốc là: Hiếu nghĩa với tổ tiên, bố mẹ; Trung thành với bạn bè; Chung thuỷ với vợ chồng; Phục tùng và tuân theo người lãnh đạo; Kính trọng thầy.

- Người Hàn Quốc dễ gần, giao tiếp trong du lịch khá cởi mở thoải mái, tuy nhiên lễ nghi trong những dịp quan trọng của người Hàn lại khá phức tạp. Họ rất đề cao vị trí của người già, ví dụ như khi xếp hàng, lên xe... đều phải nhường người già, khi người già vào nhà phải đứng dậy chào, khi nói chuyện với người già phải bỏ kính râm, trong khi ăn uống phải chờ người già đụng đũa trước...

- Người Hàn Quốc có cách chào cúi đầu, khom lưng gần giống người Nhật, nếu gặp bề trên không chỉ khom lưng cúi chào mà còn đứng sang một bên nhường đường để thể hiện sự kính trọng. Ngay cả khi bắt tay cũng hơi khom lưng, nam giới thường thở nhẹ khi bắt tay, một số trường hợp người Hàn cũng bắt bằng hai tay, nhìn chung phụ nữ Hàn Quốc ít dùng nghi thức bắt tay trong giao tiếp. Khi gọi tên người Hàn phải gọi họ trước, tên sau. Khi tiễn khách, chủ nhà thường tiễn ra tận cửa thậm chí tiễn ra ngồi cửa rồi mới nói lời chào tạm biệt.

- Những nét tính cách đẹp của người Hàn Quốc đó là: ham học hỏi, năng động, cần cù coi trọng đạo đức và yếu tố tinh thần.

- Người Hàn Quốc thích du ngoạn, vui chơi và làm việc đều hết mình thường phân biệt hết sức rõ ràng các vấn đề như cơng việc, gia đình, giải trí.

- Người Hàn Quốc rất chú trọng đến ngày giờ, và thuật phong thuỷ trong việc xây dựng nhà cửa, hoặc làm những việc quan trọng.

- Thanh niên có xu hướng sống hiện đại, họ thực tế, đơn giản, năng động, thích giao tiếp dễ hồ mình và thích nghi với hồn cảnh mới, thích đi du lịch và tham dự các hoạt động mang tính chất phong trào phù hợp với tuổi trẻ.

- Phụ nữ Hàn Quốc ơn hồ, điềm đạm, lịch sự, giỏi nội trợ. Người Hàn Quốc có quan niệm việc tề gia, nội trợ, chăm sóc chồng con là thiên chức của người phụ nữ.

- Người Hàn cũng kỵ số 4 (giống người Nhật), khi nhận quà họ kiêng nhận quà bằng tay trái. Người Hàn Quốc cho rằng há miệng là thô lỗ, cần che miệng khi cười, khi nói chuyện với người khác để tay trong túi áo hay túi quần cũng được xem là cử chỉ mất lịch sự.

- Người Hàn Quốc rất thích màu trắng, đối với người Hàn Quốc màu trắng biểu trưng cho sự thuần khiết, trong trắng, thuỷ chung, trang phục rất hay chọn màu trắng.

- Trong các dịp lễ hội, và trong các nghi lễ quan trọng người Hàn thường mặc trang phục truyền thống. Phổ biến nhất là bộ “Hanbok” được dùng cho cả nam và nữ, bộ “Hanbok” của nam giới gồm “Paji” (quần) và “Chogori” (áo khoác) được may từ lụa. Trang phục lễ nghi của nam giới Hàn Quốc gồm “Turumagi” (áo choàng dài) và

“kat”(mũ lông ngựa). Bộ “Hanbok” của nữ cầu kỳ hơn gồm “ch’ima” (váy dài màu đỏ thẫm) và “Chogori” (áo ngồi màu vàng hoặc xanh nhạt có viền tua rực rỡ). Trong các dịp lễ hội truyền thống mang tính chất dân tộc phụ nữ Hàn Quốc thường vận bộ “ch’ima” và đội mũ “chokturi” (mũ miện màu đen).

- Các lễ hội hàng năm của người Hàn Quốc gồm Sol (lễ đón năm mới), Hansik (ngày hội thức ăn lạnh tổ chức vào tháng tư), Ch’usok (rằm trung thu),...

- Người Hàn Quốc thích chơi thể thao, đặc biệt là các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, gold, bóng chày, cricket, võ thuật...

2.7.2. Khẩu vị và cách ăn uống

Ngoài những nét tương đồng về khẩu vị và cách ăn uống với một số nước ở Đông Á, khẩu vị và cách ăn uống của người Hàn Quốc cịn có những đặc điểm sau:

- Khác với một số nước Đông Á, không được dùng lẫn thìa và đũa, ăn cơm thường dùng thìa, gắp thức ăn phải dùng đũa, cầm bát lên ăn được xem là cử chỉ không lịch sự.

- Người Hàn Quốc chú trọng đến bữa sáng và bữa tối, bữa trưa được xem như một bữa điểm tâm.

- Ba món chính ln có mặt trên bàn ăn của người Hàn Quốc là Pap (cơm), Kim chi (rau muối cay) và Kanjang (nước tương). Kim chi có vai trị rất quan trọng trong văn hoá ẩm thực của người Hàn Quốc, trong mâm cơm của người Hàn Quốc ln có rất nhiều bát, đĩa nhỏ đựng các món Kim chi (có khi đến hơn 20 món Kim chi trong một bàn tiệc) và có rất nhiều màu sắc khác nhau. Kim chi là loại rau, củ (thường là cải thảo, củ cải, bắp cải,...) muối thường cho nhiều gia vị, đường, ớt đỏ, tép, dưa leo, gừng... có vị rất cay. Một số loại Kim chi cịn có ngun liệu là cá, thịt,...

- Trong khi ăn, mỗi người đều có bát cơm, canh, nước chấm riêng, các món khác ăn chung, bữa ăn thơng thường của người Hàn Quốc có khá nhiều món khác nhau.

- Nhìn chung người Hàn Quốc thích các loại hải sản, thịt bò, thường dùng dầu vừng, thích các loại gia vị như tỏi, hành, ớt...

- Các món ăn nổi tiếng của người Hàn Quốc là thịt bò tẩm tương nướng than, Saengh (cá sống), chokkal (cá ngâm dầu), Naengmyon (mì lanh), K’ongguk (súp đậu ướp lạnh) và Poshintang (thịt chó).

- Trong văn hoá ẩm thực của người Hàn Quốc có nhiều loại bánh giàu dinh dưỡng như bánh bột gạo, bánh đậu hấp, bánh rán, bánh trôi, bánh tết... thường dùng khi uống trà hay sau bữa ăn. Bánh bột gạo là loại bánh truyền thống của người Hàn Quốc được làm bằng bột gạo; Bánh đậu được làm bằng bột gạo bọc nhân đậu giã nát rồi cho vào khay hấp chín; Bánh rán làm bằng bột gạo nếp nặn hình trịn, mặt ngồi có rắc cánh hoa hồng... cho vào chảo rán; Bánh tết làm bằng gạo nếp nặn thành hình trịn, cho vào nồi nấu chín, nhân bánh có vừng, đậu, quế, hạnh đào...

2.7.3. Đặc điểm khi đi du lịch

- Người Hàn Quốc thường sử dụng các dịch vụ có thứ hạng trung bình, khá, họ quen sử dụng các trang thiết bị hiện đại.

- Thích thể loại du lịch biển, nghỉ ngơi, tìm hiểu, du lịch văn hố. Mục đích chính ngồi du lịch đơn thuần cịn mang mục đích kinh doanh.

- Thích bầu khơng khí vui vẻ, thích các cuộc tham quan tập thể.

- Giữ gìn bản sắc dân tộc khi đi du lịch, sôi nổi, cởi mở, vui vẻ nhưng lịch sự, chừng mực và có tính tự chủ khá cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý khách du lịch - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)