Jacobs và Terrel (2003) tổng kết 8 yêu cầu quan trọng sau:
+ Sự tự chủ của người học: Người học tự lựa chọn nội dung, quy trình học và tự đánh giá. + Bản chất xã hội của việc học: Việc học phải dựa trên tương tác của người học thể hiện qua lý thuyết học cộng tác.
+ Tích hợp dạy ngoại ngữ với các mơn học chun ngành khác.
+ Tập trung vào ý nghĩa: Dạy học dựa vào nội dung là một ví dụ của việc sử dụng cách tìm hiểu ý nghĩa của nội dung để học ngoại ngữ.
+ Sự đa dạng: Tôn trọng sự khác nhau của người học để giúp họ học tốt hơn như huấn luyện về phong cách, chiến lược học.
+ Các kĩ năng tư duy: Dùng ngôn ngữ để phát triển các kĩ năng tư duy bậc cao: Tư duy sáng tạo, tư duy phê phán,…
+ Đánh giá thay thế: Sử dụng nhiều phương pháp như quan sát, phỏng vấn, viết nhật kí, hồ sơ bài tập để đánh giá những gì SV có thể làm được bằng ngoại ngữ để thay thế dạng kiểm tra.
+ GV là người cùng học: GV tiến hành nghiên cứu hoạt động và các loại hình nghiên cứu trong lớp học để thử nghiệm các phương án khác nhau tạo thuận lợi cho SV học.
Với phương pháp này, GV là nhà nghiên cứu về người học, nhà phân tích nhu cầu cố vấn và quản lý qui trình làm việc nhóm. SV là người đàm phán với bản thân, với quá trình học và đối tượng học, là người cộng tác với SV khác, với GV để học qua giao tiếp.
Các hoạt động của SV: Các hoạt động lắp ghép; Chia sẻ thơng tin; Hồn thành nhiệm vụ; Khoảng trống thông tin; Đóng vai; Chuyển đổi thơng tin; Luyện tập có ý nghĩa; Sử dụng tư liệu chân thực; Các cách giải quyết vấn đề.