1.2.2.3. Phát triển kĩ năng, năng lực Toán học và thái độ học tập của học sinh
Ở nhà trường hiện nay, GV thường chỉ chú trọng, quan tâm việc dạy HS những kiến thức, lí thuyết quy định trong Chương trình và Sách giáo khoa mà sao nhãng việc giúp các em thực hành kiến thức Toán vào thực tế. Hệ quả là rất nhiều HS gặp khó khăn, lúng túng trong việc vận dụng kiến thức Tốn vào tình huống thực tiễn và là một trong những ngun nhân khiến “mơn Tốn là môn khơ khan, khó học” trong suy nghĩ của HS.
Việc vận dụng Toán học vào thực tiễn với các hoạt động như: thu thập tài liệu trong thực tế, tương tự hóa hoặc đặc biệt hóa để đưa ra dự đoán rồi dùng quy nạp toán học để chứng minh tính đúng đắn của các dự đoán; thu thập tài liệu thống kê trong sản xuất, quản lí kinh tế trong xã hội để tìm quy luật chung, ước lượng một số dấu hiệu từ mẫu thống kê đến tập hợp tổng quát về năng suất vụ mùa, năng suất lao động, bình quân nhân khẩu, phế phẩm, số lượng cỡ hàng,... giúp HS thực hành tốt các kỹ năng tốn học (như tính nhanh, tính nhẩm, kỹ năng đọc biểu đồ, năng lực tư duy, lập luận,...).
Tốn là mơn học trừu tượng nhiều cấp độ, chính vì vậy để HS tiếp thu tốt, rất cần sự liên hệ gần gũi bằng những tình huống, những vấn đề thực tế. Những hoạt
động thực tế đó vừa có tác dụng rèn luyện năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn, vừa giúp HS tích cực hóa trong học tập để lĩnh hội kiến thức.
Bình thường, để kích thích việc học ở HS, GV thường dùng các biện pháp như cho điểm tốt, tặng sao, khen chê, tổ chức thi đua, tặng quà,… Tuy nhiên, các biện pháp này cũng giảm dần hiệu quả khi HS lớn hơn. Lí do là các em đã bắt đầu chuyển hướng mục đích từ việc học để lấy điểm tốt, để được khen… sang học để biết tri thức đó để làm gì, ứng dụng được gì trong thực tiễn. Nói cách khác, nhu cầu tìm hiểu về ý nghĩa của tri thức được học (cũng là ý nghĩa của việc học) tỉ lệ với độ trưởng thành của HS. Do đó, việc tăng cường liên hệ với thực tiễn trong giảng dạy Toán học sẽ giúp HS có được câu trả lời cho bản thân; từ đó tích cực hóa trong việc lĩnh hội kiến thức.
Ví dụ: Bài tốn “Cho hai điểm P và Q nằm trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ
là đường thẳng a. M là một điểm bất kì di chuyển trên a. Tìm vị trí điểm M để MP + MQ là nhỏ nhất” có thể thay thế bằng tình huống sau “Nhà Minh có hai mảnh vườn cách nhau a (mét) nhưng lại cùng nằm về một bên của mương tưới tiêu. Khoảng cách từ hai mảnh vườn đến mương nước lần lượt là b và c (mét). Muốn có nước tưới cây trong vườn, bố Minh cần phải đặt một máy bơm nước ở bờ mương để lấy và dẫn nước về vườn. Biết chi phí cho 1 mét dây bơm là t (nghìn đồng). Em hãy giúp bố Minh tìm vị trí đặt máy bơm để số tiền sử dụng là ít nhất”. Rõ ràng, bản chất của hai bài toán là
như nhau nhưng bài toán sau gây hứng thú cho HS hơn rất nhiều. Đồng thời, bước đầu hình thành cho HS một biểu tượng đúng về tri thức được học.
1.3. Thực tiễn dạy học bằng mơ hình hóa tốn học ở cấp trung học cơ sở hiện nay nay
1.3.1. Thực trạng dạy học bằng mơ hình hóa ở bậc trung học cơ sở hiện nay
Thông qua Phiếu hỏi dành cho GV (xem phần phụ lục 1), chúng tôi đã tiến hành trao đổi, điều tra 29 GV dạy toán cấp THCS về việc hiểu biết, tìm hiểu các ứng dụng thực tế của mơn Tốn và việc đưa các tình huống thực tiễn vào quá trình dạy học mơn Tốn. Theo đó, kinh nghiệm giảng dạy của các GV được thể hiện ở biểu đồ sau: