Quy trình thiết kế hoạt động mơ hình hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học mô hình hóa toán học chủ đề hàm số trong chương trình trung học cơ sở (Trang 42 - 44)

2.1.3. Định hướng sử dụng

2.1.3.1. Tạo tình huống gợi động cơ

Hướng đích và gợi động cơ là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học. Thực hiện tốt hoạt động này không những tạo được hứng thú học tập cho HS mà còn giúp HS học tập trở nên tự giác, tích cực, chủ động hơn. Gợi động cơ (mở đầu, trung gian, kết thúc) không phải là việc đặt vấn đề một cách hình thức mà qua đó, GV phải biến được mục tiêu dạy học thành mục tiêu cá nhân của từng HS, trở thành động lực để thúc đẩy HS hoạt động, tìm hiểu và mong muốn chiếm lĩnh tri thức. Việc gợi động cơ bắt đầu từ một tình huống thực tế khiến HS dễ hiểu và cũng dễ dàng hấp dẫn, lôi cuốn HS, càng thôi thúc HS thực hiện tốt các hoạt động học tập về sau.

Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện gợi động cơ từ tình huống thực tế. Do đó, GV cần nghiên cứu tìm hiểu và xác định những nội dung dạy học nào có thể gợi động cơ từ các tình huống thực tiễn và những nội dung nào sẽ gợi động cơ từ các tình huống trong nội bộ mơn Tốn. Ví dụ, giới thiệu về hệ thống các số (số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ…) có thể dùng đến lịch sử Toán về nhu cầu nảy sinh một loại số mới để phục vụ cho hoạt động đời sống hàng ngày hay về giới hạn dãy số có thể dùng đến nghịch lí “Gót chân Achilles”. Nhưng với chủ để tổng các góc trong đa giác hay tích phân thì việc gợi

Phân tích nội dung dạy học Xác định mục tiêu

Xác định nội dung kiến thức có thể chuyển thành hoạt động MHH Diễn đạt các nội dung kiến thức thành hoạt động MHH

động cơ từ thực tế cuộc sống thường khơng phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Trong trường hợp này, GV lại nên gợi động cơ từ một tình huống thực tiễn trong nội bộ mơn Tốn, ví dụ như cho HS thực nghiệm và đặt vấn đề “tổng các góc của một tam giác/tứ giác có ln khơng đổi?” hoặc “làm sao tính diện tích của hình thang cong?”….

2.1.3.2. Củng cố kiến thức cho HS

Nổi bật trong hoạt động củng cố kiến thức cho HS là việc HS vận dụng các kiến thức vừa học vào giải quyết các bài toán ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh các bài toán diễn ra trong nội bộ mơn Tốn, việc đưa các bài tập MHH cũng là cách để HS ứng dụng các kiến thức được học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn lao động sản xuất, trong đời sống. Qua đó, HS thấy được ý nghĩa của các kiến thức vừa học, đồng thời hình thành cho HS các biểu tượng ban đầu đúng về các kiến thức đó.

Tuy nhiên, GV cũng cần chú ý tính khả thi và vừa sức với HS, nghĩa là cần khai thác các tình huống thực tế gần gũi, có tiềm năng để HS dễ tiếp thu, tránh các chủ đề yêu cầu vận dụng kiến thức ở mức độ q cao, khó, khơng gần gũi sẽ gây phản tác dụng, làm căng thẳng tâm lí của HS. Thực hiện tốt việc này, GV cũng đặt thêm nên móng cho HS về ý thức và khả năng sẵn sàng ứng dụng toán học vào thực tiễn.

2.1.3.3. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tự chọn hoặc dạy học dự án.

Các hoạt động ngoại khóa, các giờ học tự chọn hoặc các dự án toán học là “cơ hội vàng” để giúp HS ứng dụng các lí thuyết tốn học vào kiểm nghiệm thực tiễn, nhất là trong bối cảnh thời lượng cho các giờ học thực hành là không nhiều. Thông qua hoạt động MHH ở các giờ học này, HS không những tạo được hứng thú mà cịn có đủ thời gian để bổ sung, mở rộng các kiến thức toán học, rèn luyện các năng lực, kĩ năng như giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, cơng cụ tốn học, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hợp tác,… Nhờ các hoạt động này, GV cũng có cơ hội quan sát, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Toán cho HS.

2.1.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Kết quả kiểm tra đánh giá giúp HS nhận ra được mình đã đạt yêu cầu hay

chưa, những thiếu sót nào cần khắc phục; đồng thời cũng giúp GV nắm bắt được kết quả học tập (kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ) của HS và có những điều chỉnh, cải thiện, giúp đỡ HS một cách phù hợp.

Để đánh giá được toàn diện và chính xác kết quả học tập này, bên cạnh các bài tập cơ bản, GV cần tăng cường các bài toán được giải bằng nhiều mơ hình khác nhau (Đại số, số học, hình học, …), các bài tốn liên mơn (Tốn - Lí, Tốn - Hóa, Tốn - Sinh, Toán - Tin,…), các bài tốn từ tình huống thực tế. Do đó, định hướng sử dụng các hoạt động MHH vào kiểm tra đánh giá cũng là một trong những định hướng mà GV cần chú ý.

2.2. Thiết kế một số hoạt động mơ hình hóa chủ đề Hàm số ở cấp trung học cơ sở sở

2.2.1. Dạy học hàm số và đồ thị hàm số y ax a  0 cho học sinh lớp 7

Bài tốn 2.1: BÀI TỐN ĐI BỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học mô hình hóa toán học chủ đề hàm số trong chương trình trung học cơ sở (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)