Trên đây là hình ảnh dấu chân đi bộ của một người.
Công thức n140p, cho biết mối quan hệ tương đối giữa n và p, trong đó: +) n (bước): số bước chân trong một phút
+) p (m): khoảng cách giữa hai gót chân liên tiếp, tính bằng mét
a/ Nếu áp dụng công thức này cho Quang, anh ta bước được 70 bước trong một phút, thì khoảng cách giữa hai dấu gót chân của Quang là bao nhiêu?
b/ Vũ biết khoảng cách giữa hai dấu gót chân của mình là 0,45m. Áp dụng công thức trên cho việc đi bộ của Vũ. Tính vận tốc đi bộ của Vũ theo đơn vị km/giờ. c/ Thói quen đi bộ thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe phổ biến như: Béo phì, bệnh tim, trầm cảm, huyết áp cao, tiểu đường… Một nghiên
cứu năm 2011 cho thấy người trưởng thành khỏe mạnh có thể đi khoảng từ 4 000 đến 18 000 bước/ngày. Số bước đi mỗi ngày có thể được chia thành các mức như sau:
Ít vận động: Đi bộ dưới 5 000 bước mỗi ngày.
Vận động trung bình: Dao động từ 7 500 đến 9 999 bước mỗi ngày. Vận động nhiều: Đi bộ hơn 12 500 bước mỗi ngày.
+ Nếu muốn hoàn thành 10 000 bước trong hai giờ thì khoảng cách giữa hai dấu gót chân là bao nhiêu?
+ Nếu khoảng cách giữa hai dấu gót chân của em là 0,4m thì em cần bao nhiêu lâu để đi bộ đủ 10 000 bước?
d/ Làm vận động viên khó hay dễ?
Ở Seagames 30 năm 2019 diễn ra tại Philippines, vận động viên Phạm Thị Thu Trang đã mang về huy chương Vàng cho đoàn thể thao Việt Nam ở nội dung đi bộ 10 000m, với thành tích 52 phút 59,45 giây. Hãy tính vận tốc đi bộ (km/h) và khoảng cách giữa hai dấu gót chân của vận động viên Phạm Thị Thu Trang. Em có nhận xét gì?
(Để thuận tiện cho tính tốn, ta làm trịn thành tích của vận động viên Phạm Thị Thu Trang là 53 phút)