8. Cấu trúc luận văn
1.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.7. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
1.2.7.1. Khái niệm “Phát triển”
Theo Từ điển Tiếng Việt, phát triển là " Biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp" [25, tr37].
Phát triển là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như
phát triển kinh tế, phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ. Còn theo quan điểm triết học, phát triển là khái niệm biểu hiện sự thay đổi tăng tiến cả về chất, cả về không gian lẫn thời gian của sự vật, hiện tượng và con người trong xã hội. Như vậy, phát triển được hiểu là sự tăng trưởng, là sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tiến lên.
Theo tác giả Đặng Bá Lãm, " Phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo đó cái cũ chuyển biến mất và cái mới ra đời...v.v. Phát triển là một quá trình nội tại: bước chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm tàng những khuynh hướng dẫn đến cái cao. Còn cái cao là cái thấp đã phát triển". [12, Tr 20]
1.2.7.2. Khái niệm “Đội ngũ”
Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về đội ngũ. Ngày nay khái niệm đội ngũ được dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách rộng rãi như: "Đội ngũ cán bộ, cơng chức, đội ngũ trí thức, đội ngũ y, bác sỹ..." đều xuất phát theo cách hiểu của thuật ngữ quân sự về đội ngũ đó là: " Khối đơng người được tập hợp lại một cách chỉnh tề và được tổ chức thành lực lượng chiến đấu".
Khái niệm đội ngũ tuy có các cách hiểu khác nhau nhưng đều có chung một điểm đó là: Một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay khơng cùng nghề nghiệp nhưng đều có chung một mục đích nhất định.
Từ các cách hiểu trên, có thể nêu chung: Đội ngũ là một tập thể gồm số đơng người, có cùng lý tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần.
27
1.2.7.3. Khái niệm “Cán bộ quản lí”
Theo Từ điển Tiếng Việt, CBQL là: “Người làm cơng tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người khơng có chức vụ” [25, Tr. 105].
CBQL là chủ thể quản lí gồm những người giữ vai trị tác động, ra lệnh, kiểm tra đối tượng quản lí. CBQL là người chỉ huy, lãnh đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của tổ chức. Người quản lí vừa là người lãnh đạo, quản lí cơ quan đó vừa chịu sự lãnh đạo, quản lí của cấp trên.
CBQL có thể là trưởng hoặc phó trưởng của một tổ chức được cơ quan cấp trên bổ nhiệm bằng quyết định hành chính Nhà nước. Cấp phó giúp việc cho cấp trưởng, chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công việc được phân cơng.
Tóm lại, CBQL là chủ thể quản lí, là người có chức vụ trong tổ chức được cấp trên ra quyết định bổ nhiệm; người có vai trị dẫn dắt, tác động, ra lệnh, kiểm tra đối tượng quản lí nhằm thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Đội ngũ CBQL nói chung - những người có chức vụ trong tổ chức, là lực lượng nịng cốt, họ chính là những người quyết định đến đến sự ổn định và phát triển của tổ chức, dẫn đến sự ổn định và phát triển của cả hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của đất nước.
1.2.7.4. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của CBQL
Theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý được thể hiện 2 mặt cơ bản, đó là đức và tài, trong đó đức là nền tảng. Người quan niệm, trong con người phải bao gồm cả đức và tài không thể thiếu và xem nhẹ mặt nào: "có tài mà khơng có đức là vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó".
- Phẩm chất (đức) bao gồm:
+ Các phẩm chất xã hội (hay đạo đức -chính trị) + Các phẩm chất cá nhân (hay đạo đức -tư cách)
+ Các phẩm chất ý chí của cá nhân (như tính mục đích, tính quyết đốn, kiên trì, chịu đựng...)
+ Cung cách ứng xử (hay tác phong).
- Năng lực (tài)
Theo tác giả Nguyễn Lộc: Năng lực là tổ hợp hữu cơ các thành tố kiến thức, kỹ năng và thái độ. Khơng có đủ các thành tố trên khơng bao giờ có năng lực. Hệ thống năng lực của người quản lí giáo dục cần phải bao gồm:
28 + Năng lực chuyên môn
Năng lực chun mơn theo ngành: Tiêu chí năng lực này yêu cầu người quản lí giáo dục phải có kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn theo ngành mà nhà trường họ đang hoạt động. Vấn đề chuyên môn theo ngành trong giáo dục là khá phức tạp. Cụ thể là để trở thành nhà giáo, người ta cần phải nắm vững chuyên môn về một chuyên ngành cụ thể mà họ dạy, chẳng hạn như tốn, lí, hóa, cơ khí,... Mặt khác, nhà giáo cũng cần cần có năng lực về sư phạm. Q trình giảng dạy và giáo dục là quá trình chủ đạo trong các tổ chức giáo dục. Do vậy, người quản lí giáo dục phải có năng lực chun mơn về các lĩnh vực này. Đó là sự kết hợp hài hịa của năng lực chuyên môn về một ngành cụ thể với năng lực sư phạm. Để có năng lực này, người quản lí giáo dục phải được đào tạo về chuyên ngành sư phạm hoặc chuyên ngành về chun mơn nào đó kết hợp với các dạng đào tạo, bồi dưỡng về năng lực sư phạm tương ứng.
Năng lực chuyên mơn hỗ trợ: Tiêu chí năng lực này u cầu người quản lí giáo dục phải có kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp trong những lĩnh vực hỗ trợ họ trong việc điều hành một tổ chức giáo dục hoạt động hiệu quả. Đó là các lĩnh vực kinh tế, luật pháp. Nhóm năng lực này cịn có thể bao gồm các lĩnh vực như tin học và ngoại ngữ. Người quản lí có thể có được các năng lực này thơng qua đào tạo có bằng cấp hoặc bồi dưỡng.
Năng lực chun mơn về quản lí: Tiêu chí năng lực này địi hỏi người quản lí giáo dục được trang bị những kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp trong việc thực hiện các mặt quản lí cụ thể các hoạt động của một tổ chức giáo dục như quản lí tài chính, quản lí thiết bị, marketing, quản lí sản xuất... Người quản lí có thể có được các năng lực này thơng qua đào tạo có bằng cấp hoặc bồi dưỡng.
+ Năng lực quan hệ con người
Về bản chất, người quản lí thực hiện cơng việc thơng qua những người khác, do vậy năng lực hiểu biết, tác động đến người khác, ở hình thức cá nhân hoặc tập thể đóng vai trị hết sức quan trọng. Năng lực này có thể bao gồm:
Năng lực quan hệ con người đối với cá nhân. Tiêu chí năng lực này địi hỏi người quản lí giáo dục phải nắm được kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp trong lĩnh vực hành vi, giá trị, mức độ hài lịng cơng việc, nhân cách, tình cảm và động cơ
29
cá nhân, khích lệ, xác định thiên hướng và nhu cầu cá nhân, thuyết phục, trình bày, lắng nghe,...
Năng lực quan hệ con người đối với nhóm: Tiêu chí năng lực này địi hỏi người quản lí giáo dục phải nắm được kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp trong lĩnh vực hành vi, giá trị nhóm, gây ảnh hưởng, sử dụng quyền lực, làm việc theo nhóm, giải quyết xung đột thơng tin,…
Người quản lí có thể có được các năng lực này chủ yếu thông qua bồi dưỡng, song thực tế cho đến nay thường là qua các hình thức tự học, trải nghiệm thực tế.
+ Năng lực khái quát
Càng ở bậc quản lí cao, người quản lí giáo dục càng cần có cá năng lực khái qt cao hơn, vì chính chúng giúp cho người quản lí đưa ra các phân tích, dự báo và phán đốn trong những bối cảnh phức tạp, điều hành đảm bảo giáo dục ổn định và phát triển bền vững. Năng lực khái quát có thể bao gồm:
Năng lực khái quát dài hạn: Tiêu chí năng lực này địi hỏi người quản lí giáo dục phải nắm được kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp trong việc tổng hợp, phân tích và vạch ra phương hướng phát triển đúng đắn cho giáo dục. Các năng lực này có thể bao gồm: thu thập và phân tích thơng tin, xây dựng chiến lược, quản lí thay đổi, đưa ra quyết định... Người quản lí có thể có được các năng lực này chủ yếu thông qua bồi dưỡng, các hình thức tự học hỏi, trải nghiệm thực tế.
Năng lực khái quát cập nhật: Tiêu chí năng lực này đòi hỏi người quản lí giáo dục phải nắm được kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp trong việc nắm bắt những biến đổi lớn của mơi trường bên ngồi có thể tác động lớn đến sự hoạt động của giáo dục về các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế và quốc tế. Nhũng năng lực này có thể bao gồm các năng lực cập nhật về: các đường lối và chính sách mới của Đảng và Chính phủ Việt Nam về kinh tế và xã hội... Người quản lí có thể có được các năng lực này thơng qua bồi dưỡng, trình bày chun đề, các hình thức tự học hỏi, trải nghiệm thực tế.
1.2.7.5. Phát triển đội ngũ CBQL
Chúng ta đang sống trong thời kỳ của nền kinh tế tri thức, nền kinh tế tri thức đã làm thay đổi hẳn cơ cấu kinh tế lao động, nền kinh tế chủ yếu dựa vào trí tuệ con người. Tri thức ngày càng trở thành nhân tố trực tiếp của chức năng sản xuất. Đầu
30
tư cho phát triển tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế vững chắc. Như vậy người "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc lúc này khơng thể như trước được nữa, địi hỏi phải có trình độ cao hơn, có khả năng quản lý, lãnh đạo giỏi hơn, có tầm nhìn chiến lược xa hơn. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ CBQL là điều tất yếu không thể thiếu được, đây cũng là một phần việc quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý thực chất là xây dựng và phát triển cả ba yếu tố: Quy mơ, chất lượng, cơ cấu. Trong đó, quy mơ được thể hiện bằng số lượng. Cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí về nhiệm vụ, độ tuổi, giới tính, chun mơn, nghiệp vụ...hay nói cách khác là tạo ra một ê kíp đồng bộ, đồng tâm có khả năng hỗ trợ, bù đắp cho nhau về mọi mặt. Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý.