8. Cấu trúc luận văn
1.3. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực đối với việc phát triển đội ngũ
1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển đội ngũ CBQL giáo dục
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, trong suốt cuộc đời đấu tranh cách mạng của mình đã để lại cho nhân dân ta, đội ngũ những người làm công tác giáo dục hiện nay và mai sau kho tàng vô giá những tư tưởng giáo dục cách mạng. Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự chỉ đạo hành động thực tiễn của Bác hướng tới việc xây dựng và phát triển một nền giáo dục Việt nam toàn dân quán triệt các mục tiêu dân chủ, nhân văn, hiện đại- “Một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam làm phát triển hồn tồn những năng lực sẵn có của học sinh Việt Nam” (trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho học sinh tháng 9/1945). Di sản này là kim chỉ nam cho việc thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục và chiến lược giáo dục, chiến lược phát triển con người nói chung, phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục nói riêng.
Nhằm thực hiện ý tưởng cao đẹp giải phóng con người, đem lại tự do hạnh phúc cho con người, Bác coi việc ươm trồng được những con người xã hội chủ nghĩa, việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là công việc trọng đại của đất nước, của dân tộc, của Đảng. Tại Hội nghị Giáo dục toàn quốc ngày 13/9/1958, Bác đã nêu ra thơng điệp:“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây; Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
31
Thơng điệp của Hồ Chí Minh có ý nghĩa vĩnh hằng trong đời sống kinh tế - văn hố của đất nước, của dân tộc, nó mang ý nghĩa cao cả, sâu sắc. Sau khi nêu ra thông điệp này, Bác đã có lời nhắn nhủ tha thiết với cán bộ giáo dục, cũng là lời nhắn nhủ với toàn dân tộc: “Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Mong mọi người phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ” (17, T. 9, Tr. 222).
Ngày nay, trong bối cảnh đòi hỏi cấp bách sự đổi mới toàn diện của giáo dục, nhiều lời dạy của Bác từ cách đây hơn nửa thế kỷ đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự về việc xác định hướng đi và cách làm giáo dục để giáo dục gắn bó với phát triển KT-XH. Những người làm công tác giáo dục, CBQL giáo dục cần thấm nhuần những lời dạy, lời khuyên, tư tưởng chỉ đạo của Bác về công tác cán bộ mà liên hệ với việc mình làm, nhất là các nhà quản lí ở tầm vĩ mơ trong hoạch định xây dựng chiến lược giáo dục nói chung, chiến lược quản lí đội ngũ CBQL giáo dục nói riêng.
1.3.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về GD-ĐT và phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục CBQL giáo dục
Trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về “Con người”, “Phát triển con người”, Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã nhất quán coi con người là trung tâm của quá trình phát triển đất nước.
Quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” được đề ra trong Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII, được ghi vào Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (điều 35). Đảng và Nhà nước ta thực sự quan tâm đến nguồn nhân lực, xem nguồn lực con người là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX nhấn mạnh: “Phát triển GD-ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Những nội dung cơ bản của quan điểm: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” đã thể hiện: Giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, phải nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục là bộ phận quan trọng hàng đầu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
32
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ cụ thể đối với công tác cán bộ là: “Phát triển đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân”.
Ngày 15/6/2004, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ban hành chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, xác định: “Mục tiêu là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt trú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước”.
Quan điểm chỉ đạo công tác cán bộ của Đảng thêm một lần nữa được nhấn mạnh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng: “Mục tiêu chung là phát triển đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố; có tinh thần đồn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tơn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý”.
Từ các quan điểm chỉ đạo và chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ban ngành Trung ương kịp thời ban hành Luật (Luật giáo dục, Luật Lao động, Luật cán bộ công chức, Luật viên chức,...), văn bản dưới luật (chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, các quy định về tuyển dụng, chế độ chính sách, tiền lương cho đội ngũ nhà giáo, CBQL, Điều lệ các cấp học,..) cụ thể hoá quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển GD-ĐT, phát triển nguồn nhân lực nói chung, đội ngũ CBQL giáo dục nói riêng, xây dựng hành lang pháp lý làm cơ sở để các cấp, các ngành, cơ sở giáo dục, trường học tổ chức, triển khai quan điểm chỉ đạo của Đảng được thuận lợi và hiệu quả.
33
1.3.3. Phát triển đội ngũ CBQL theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực
Theo tác giả Phạm Thành Nghị, nguồn nhân lực “Là tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (thể lực, trí tuệ, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người, nhóm người, tổ chức, địa phương, vùng, quốc gia. Tính thống nhất đó được thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con người thành vốn con người đáp ứng yêu cầu phát triển” [18, Tr. 9].
Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trạng thái nhất định của nguồn nhân lực, với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về cơ cấu lứa tuổi của dân số, trạng thái thể lực, trí lực, trình độ văn hố, chun mơn, phong cách, đạo đức, hiểu biết xã hội,... của đội ngũ nhân lực, trong đó trình độ học vấn là rất quan trọng, bởi vỉ đó là cơ sở để đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và là yếu tố hình thành nhân cách và lối sống của mỗi con người.
Trong cơ cấu tổ chức chính trị - xã hội, kinh tế, nhân lực quan trọng nhất là người lãnh đạo (leader), người quản lí (manager), họ là những người có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để hoạch định chủ trương, đường lối và tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương đường lối đó trong thực tế. Về cơ bản các nhà lãnh đạo và các nhà quản lí có những điểm tương đồng về các năng lực và phẩm chất, nhưng do vai trị, vị trí, chức trách khơng đồng nhất, vì vậy cần có phân biệt cần thiết trong q trình tạo nguồn, đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng hợp lý.
Phát triển nguồn nhân lực liên quan đến GD-ĐT, sử dụng những tiềm năng con người và tiến bộ kinh tế - xã hội. Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực là: Giáo dục, sức khoẻ, việc làm và các nhân tố kinh tế - xã hội. Các yếu tố này xâm nhập vào nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược CNH, HĐH đất nước bao gồm cả 3 mặt chủ yếu: GD-ĐT con người, sử dụng con người, tạo môi trường việc làm và đãi ngộ thoả đáng cho con người trong đó GD-ĐT được coi như là cơ sở để sử dụng con người có hiệu quả cũng như để mở rộng và cải thiện môi trường làm việc.
Như vậy, dù theo phát biểu nào thì GD-ĐT vẫn được coi là biện pháp chủ yếu và quan trọng phát triển nguồn nhân lực. Dưới góc độ xã hội, con người là một tập
34
thể; trong đó mỗi cá thể có những đặc thù riêng, với năng lực, sở trường và hoàn cảnh khác nhau. Phát triển nguồn nhân lực của toàn xã hội là làm sao để mọi cá thể con người đều có cơ hội và điều kiện để phát triển năng lực cá nhân đồng thời có được việc làm phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý thực chất là xây dựng và phát triển cả ba yếu tố: Quy mơ, chất lượng, cơ cấu. Trong đó, quy mơ được thể hiện bằng số lượng. Cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí về nhiệm vụ, độ tuổi, giới tính, chuyên mơn, nghiệp vụ...hay nói cách khác là tạo ra một ê kíp đồng bộ, đồng tâm có khả năng hỗ trợ, bù đắp cho nhau về mọi mặt. Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý.
Xét về quy mô, chất lượng, cơ cấu dưới góc nhìn về việc phát triển nguồn nhân lực của nền kinh tế tri thức thì nội dung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý bao gồm:
- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý chính là thực hiện quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn, bổ nhiệm, sắp xếp bố trí (thể hiện bằng số lượng, cơ cấu).
- Sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý là triển khai việc thực hiện các chức năng quản lý của đội ngũ, thực hiện bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý, phẩm chất chính trị; đánh giá, sàng lọc.
- Tạo động cơ và môi trường cho sự phát triển là tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý phát huy vai trò của họ như thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng, kỷ luật, xây dựng điển hình tiên tiến nhân ra diện rộng. Tạo cơ hội cho cá nhân có sự thăng tiến, tạo ra những ước mơ, hồi bão kích thích cho sự phát triển. Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý có điều kiện học tập, bồi dưỡng, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.
Từ những lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nêu trên ta thấy: Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý thực chất là xây dựng, quy hoạch, bồi dưỡng, tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp bổ nhiệm, tuyển dụng cũng như tạo môi trường và động cơ cho đội ngũ này phát triển.
35